Chủ Nhật, tháng 2 28, 2016

Những lời khuyên tốt nhất về đầu tư của người trở thành triệu phú năm 30 tuổi

     

Chris Reining đã thành công khi đạt được mục tiêu có được 1 triệu USD nhờ đầu tư hiệu quả số tiền tiết kiệm được và đã thoát được lối sống phụ thuộc quá nhiều vào tiền lương hàng tháng. Dưới đây là những lời khuyên về đầu tư mà Reining cho là tốt nhất.Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2007-8, cũng giống như những người khác, Chris Reining khá hoảng loạn. Tuy nhiên, sự hoảng loạn không đến từ việc thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ hay khủng hoảng kinh tế đi theo sau đó. Cơn hoảng loạn bắt nguồn từ những người đồng nghiệp ở Madison.

“Tôi nhìn thấy những người lớn hơn mình 30, 40 tuổi nhưng vẫn đang sống trong một lối mòn khi phải phụ thuộc vào tiền lương hàng tháng”, Reining nhớ lại thời điểm 7 năm trước, khi anh 29 tuổi. “Tôi không muốn cách sống như vậy”.
Bước vào năm 30 tuổi, năm được coi là bản lề của cuộc đời một con người, Reining quyết định thay đổi cách sống và đạt mục tiêu phải tiết kiệm được 1 triệu USD khi 35 tuổi. Với mức lương 35.000 USD/năm của một kỹ sư công nghệ thông tin, anh biết rằng cần phải tuân thủ kỷ cương để có thể đạt được mục tiêu này.
Trong bài viết mới được đăng tải trên Busines Insider, anh đã chia sẻ rằng đầu tư chính là một cách rất hiệu quả để thành công.
Khi Reining còn là một cậu bé, anh được bố mua cho một cổ phiếu của hãng kẹo cao su Wrigley. Mỗi ngày anh đều xem báo để theo dõi biến động của giá cổ phiếu và xem mình kiếm được bao nhiêu tiền. Từ đó đến nay Reining không học thêm về đầu tư nhưng vẫn nhận ra rằng đầu tư vẫn là một cách khá tốt để trở nên giàu có.
Dưới đây là những lời khuyên về đầu tư mà Reining cho là tốt nhất.
Đầu tư không phải là món chỉ dành cho người giàu
Reining đưa ra cách diễn giải rất đơn giản về đầu tư theo ngôn ngữ của một người nông dân:
“Bạn mua một chú ngựa non yếu ớt với giá 500 USD. Chú ngựa ăn rất nhiều cỏ và lớn lên, trở thành một con ngựa đẹp mã và khỏe mạnh có thể bán được với giá 2.500 USD. Một ngày thứ 7 đẹp trời, bạn đem con ngựa đến chợ và bán nó với giá 2.500 USD. Như vậy bạn thu được lợi nhuận 2.000 USD”.
Nếu bạn gửi 500 USD đó vào ngân hàng, trong bối cảnh lãi suất thấp như hiện nay bạn chỉ được lãi 0,1% mỗi năm. Như vậy sau 50 năm bạn chỉ thu về 525,61 USD.
Một cách khác là đầu tư 500 USD vào cổ phiếu, giống như đầu tư vào chú ngựa non. Dữ liệu thống kê lịch sử cho thấy thị trường đem về lợi suất 10%, bởi vậy sau 50 năm bạn có 58.696,21 USD.
Đầu tư là phải dài hạn
Hãy nhìn vào 4 đồ thị dưới đây:
Đây chính là đồ thị thể hiện diễn biến của TTCK lần lượt trong các khoảng thời gian 1 tuần, 1 tháng, 1 năm và 5 năm.
Nếu ai đó bảo bạn đầu tư vào A, chắc chắn bạn sẽ cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đầu tư vào A là khởi đầu của đầu tư vào D. Nếu bạn có thể chịu đựng được những biến động trong ngắn hạn của thị trường, bạn sẽ được hưởng thành quả vì trong dài hạn thị trường luôn luôn đi lên.
Hãy đánh bại mức phí của phố Wall
Những người làm việc trên phố Wall kiếm được nhiều tiền thưởng đến nỗi họ sẽ buồn rầu nếu chỉ nhận được 3,6 triệu USD tiền thưởng. Hầu hết trong số tiền thưởng này đến từ các loại phí mà họ thu được từ khách hàng khu cung cấp những dịch vụ tư vấn, môi giới, quản lý quỹ…
Quỹ tương hỗ là loại tồi tệ nhất vì chúng hiếm khi đánh bại thị trường và thường có mức phí cao nhất (trung bình 1,19%). Quỹ chỉ số là loại an toàn nhất vì chúng tương đương với thị trường và có mức phí thấp hơn nhiều.
Chống lại lạm phát
Những tài khoản tiết kiệm chẳng bao giờ đem lại mức lãi suất đủ cao để bạn có thể chống lại lạm phát, dù chúng là lựa chọn tốt nhất để cất tiền và có thể lấy ra bất cứ lúc nào.
Ở Mỹ, với mức lạm phát trung bình là 3% và trung bình thị trường sẽ đem lại lợi suất 10%, rõ ràng đầu tư là một cách tốt để chống lại lạm phát.
Lời khuyên cuối cùng mà Reining đưa ra là nếu bạn thực sự muốn đạt được mục tiêu, hãy bắt đầu đầu tư càng sớm càng tốt. Tỷ phú Warren Buffett đã đưa ra lời khuyên cho các vị phụ huynh rằng ban đầu mọi thứ đều rất rẻ và do đó hãy khuyến khích con cái bạn đầu tư ngay khi chúng biết đến giá trị của đồng tiền.
Thứ đầu tiên chúng ta đầu tư không phải tiền bạc mà là thời gian. Hơn nữa, đầu tư sớm chưa chắc bạn đã thành công nhưng sẽ giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm, thứ mà có nhiều tiền cũng không mua được.

Kinh nghiệm thoát khỏi bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán

     

Những hành động mang tính tâm lý đôi khi khiến bạn mất tất cả tài sản đã tích lũy nhiều năm. Làm sao để thoát những bẫy tâm lý thường gặp? Đọc bài viết này bạn sẽ có thêm kinh nghiệm để xử lý.

Trong bài viết "Vì sao có lúc bạn ra quyết định mua ở đỉnh, bán ở đáy?", nhà đầu tư Nguyễn Văn Dũng đã chia sẻ cho các bạn lý do: Đó là vì tác động tâm lý đến hành vi đầu tư.
Bài viết này, nhà đầu tư Nguyễn Văn Dũng chia sẻ tiếp cho độc giả những kinh nghiệm để thoát khỏi bẫy tâm lý trong đầu tư chứng khoán.

Hành vi của con người được tạo ra từ những quá trình học tập, nhưng nó chịu sự tác động của rất nhiều nhân tố nên không phải lúc nào hành vi cũng xảy ra một cách ổn định, mà nó có thể sẽ bị thiên lệch (biased) dưới ảnh hưởng của một nhân tố tác động nào đó, những sự thiên lệch này có thể sẽ tạo ra những kết quả bất thường trái với dự báo trước đó, và do đó làm kết quả đầu tư thực tế khác với những dự kiến ban đầu.
Trong trường hợp nhà đầu tư không thể tự mình đưa ra những lựa chọn đầu tư sáng suốt sẽ dễ chịu ảnh hưởng từ tác động của người khác, như lên mạng tra xem mọi người đánh giá thế nào về xu hướng thị trường, và cổ phiếu mình đang quan tâm, nhằm giúp bản thân tìm thấy cảm giác an toàn khi thấy mọi người đều hành động như vậy.
Ngoài ra, cũng cần nói đến “Hiệu ứng đàn cừu” trong đầu tư chứng khoán. Đây là là một loại hành vi phi lý trí, nó dùng để chỉ hành vi của một người tham gia đầu tư chịu ảnh hưởng của những nhà đầu tư khác, mô phỏng quyết sách của người khác hoặc quá chịu ảnh hưởng của dư luận, số đông khi người tham gia đầu tư ở trong môi trường thông tin không xác định, mà không cân nhắc đến những thông tin của chính bản thân mình.
Những hành động mang tính tâm lý như vậy, đôi khi giúp cho nhà đầu tư có những giao dịch thành công nhưng về lâu dài thì nó sẽ phá vỡ tất cả những kỷ luật, nguyên tắc đầu tư, và nguy hiểm hơn là làm tiêu tan tất cả các tài sản mà nhà đầu tư phải mất rất nhiều năm làm việc để tích luỹ
Chính vì thế, để luôn ở trạng thái cân bằng và không bị tâm lý chi phối trong các quyết định đầu tư, những nhà đầu tư chuyên nghiệp họ đã nghiên cứu rất sâu về tâm lý học, hoặc thậm chí có những chuyên gia tâm lý ở bên cạnh để luôn đưa ra những lời khuyên kịp lục. Một số lời khuyên sau đây sẽ giúp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường có thể thoát khỏi những bẫy tâm lý, và xây dựng dần cho mình một chiến lược đầu tư phù hợp để kiếm lời trên thị trường tài chính:
Các vấn đề tài chính:
• Luôn chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Không ai có thể dự đoán trước được tất cả những gì có thể xảy ra trong tương lai, nên khi đầu tư, bạn cần luôn có tâm lý chuẩn bị trước những huống xấu nhất có thể xảy ra, điều này giúp cho chúng ta có sẵn những kế hoạch B để hành động, khi chuyện không mong muốn xảy ra chúng ta cũng không bị động trong ngay cả tình huống tồi tệ này.
• Nhà đầu tư luôn giành chiến thắng trong các giao dịch không phải là người có thể kiếm được nhiều tiền về lâu dài, vì trong chứng khoán các chiến lược giao dịch sẽ khác nhau khi số vốn đầu tư khác nhau. Vốn càng lớn các giao dịch sẽ càng phức tạp hơn rất nhiều. Nhà đầu tư nhỏ có thể giành chiến thắng trong các giao dịch nhỏ, nhưng khi giao dịch lớn hơn đòi hỏi bạn phải có chuyên môn cao hơn
• Nhà đầu tư chưa bao giờ thua lỗ cũng không phải là người có thể kiếm được nhiều tiền về lâu dài, vì chính những nhà đầu tư này cũng chưa học được những bài học lớn của thị trường, nên nếu không chuẩn bị, có thể một lúc nào đó bạn sẽ phải trả giá với thị trường
• Hãy làm vì những giá trị tích cực được kỳ vọng chứ không phải vì điều đó ít rủi ro nhất. Tâm lý sợ rủi ro làm cho các nhà đầu tư không dám lựa chọn những cổ phiếu đang tăng để đầu tư, mà ngược lại họ lại chọn những cổ phiếu đang giảm để mua vào, điều này làm cho những khoản đầu tư của họ không thành công.
• Chỉ đầu tư full-margin khi bạn có đủ khả năng tài chính để trả nợ khi thị trường giảm. Một số nhà đầu tư kỳ vọng kiếm được lợi nhuận nhiều hơn nên sử dụng full-margin trong các khoản đầu tư, nhưng họ không chuẩn bị trước các tình huống của thị trường giảm giá, nên không có sự chuẩn bị về nguồn tài chính sau đó, nên khi tài khoản bị call-margin họ buộc phải bán cổ phiếu ra ngay vùng đáy, làm cho tài sản sụt giảm đi đáng kể, và rất khó hồi phục lại.
• Hãy nhớ đầu tư chứng khoán là một đầu tư lâu dài. Bạn có thể lời hay lỗ trong các lần giao dịch nhưng chuyện gì sẽ xảy ra về sau mới là điều quan trọng. Đầu tư chứng khoán, không phải là “một viên thuốc thần kỳ” giúp cho chúng ta trở nên giàu có một cách nhanh chóng, nó cần có thời gian để cho bạn tích luỹ và làm giàu. Nên đừng vì một, hai giao dịch lời, lỗ mà tâm lý trở nên hưng phấn hay bi quan. Mà hãy cố gắng theo đuổi một phương pháp đầu tư lâu dài, để có thể giúp bạn kiếm được tiền từ thị trường.
Chiến lược:
• Đừng đầu tư những cổ phiếu mà bạn không hiểu, hay thậm chí từng nhìn thấy nhiều người kiếm được nhiều tiền từ nó.
• Hãy tính khoản đầu tư của mình vào cổ phiếu khi tiền đầu tư vào nó chưa cao, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cắt lỗ và thoát khỏi những giao dịch sai lầm.
• Đừng lừa đảo. Những kẻ lừa lọc chẳng bao giờ thành công lâu dài.
• Hãy kiên định với những nguyên tắc của bạn.
• Bạn cần điều chỉnh nguyên tắc đầu tư khi động lực của thị trường thay đổi. Hãy linh hoạt hơn.
• Hãy kiên nhẫn và suy nghĩ kỹ.
• Nhà đầu tư có khả năng chịu đựng và tập trung cao độ sẽ giành chiến thắng.
• Hãy trở nên khác biệt. Thàng công không có công thức chung, mỗi nhà đầu tư cần phải có những nguyên tắc riêng cho mình.
• Hy vọng không phải là một kế hoạch hay.
• Đừng để mình mất sức. Tốt nhất nên hít một hơi dài, đi dạo hoặc dừng các giao dịch để đi ngủ. Khi bạn mệt mỏi với thị trường, là lúc bạn dễ mắc những giao dịch sai lầm vì tâm trí không còn đủ sáng suốt để phân tích.
Tiếp tục học hỏi:
• Hãy tự nâng cao hiểu biết cho bản thân. Hãy đọc sách và học hỏi từ người khác, những người đã trải nghiệm điều đó trước bạn.
• Hãy học bằng cách thực hành. Lý thuyết rất hay, nhưng chẳng gì có thể thay thế được kinh nghiệm thực tiễn.
• Học từ những người tài năng xung quanh bạn.
• Việc đầu tư thành công và kiếm được nhiều tiền không có nghĩa bạn là nhà đầu tư giỏi và bạn không cần phải học hỏi nữa. Có thể bạn thành công là nhờ may mắn. (Hãy nhớ về giai đoạn của thị trường năm 2006)
• Đừng ngại ngần xin tư vấn.
Văn hoá:
• Bạn đang muốn đầu tư. Để trở thành nhà đầu tư giỏi, bạn cần phải sống với nó và ngủ cũng mơ về nó.
• Đừng kiêu căng tự phụ. Đừng khoe khoang. Luôn có nhiều người tài giỏi hơn bạn.|
• Hãy thân thiện và kết bạn thật nhiều. Thế giới này rất nhỏ bé.
• Hãy chia sẻ những gì bạn học được cho người khác.
• Hãy tìm kiếm cơ hội ngoài lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Bạn chẳng bao giờ biết được mình sẽ gặp ai, kể cả những người bạn mới hay những đối tác kinh doanh mới sẽ xuất hiện trong cuộc đời bạn.
• Hãy tận hưởng sự vui vẻ. Đầu tư chứng khoán chỉ thành công hơn khi bạn cố gắng làm điều gì đó cao hơn mục tiêu kiếm tiền.

Limiting Factor: Yếu tố giới hạn của bạn là gì?

     
“Để thùng chứa được nhiều nước hơn, phải tăng chiều dài của thanh gỗ ngắn nhất, chứ không phải của những thanh dài hơn.” Đây là một câu chốt trong một bài viết khá hay nói về chủ đề điểm giới hạn của cá nhân và tổ chức. Xin chia sẻ với mọi người.

Có lần ngồi nhậu với anh bạn Vũ Nguyên Thành, tôi đã hợm hĩnh hỏi: “Em thấy mình cũng giỏi mà sao không thành công bằng người?”. Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi thường trực của nhiều bạn.

12472244_10203906762308319_4484433159976698698_n.jpg ​

Tưởng ông bạn sẽ an ủi động viên là cứ kiên nhẫn, từ từ rồi khoai sẽ nhừ, hoặc cùng lắm là giải thích bằng số mệnh, nào ngờ hắn phang ngay: “Có giỏi gấp mười mà không biết hạn chế các Limiting Factor thì mãi vẫn thế thôi. Mức độ thành công của người lãnh đạo không phụ thuộc vào độ giỏi – giỏi là đương nhiên, là điều kiện cần – mà phụ thuộc vào các yếu tố giới hạn của anh ta”.

Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành là chuyên gia về công nghệ sinh học. Hồi sinh viên bọn tôi thường thức thâu đêm trong ký túc xá Nhà Chính trên đồi Lê Nin, hút thuốc vặt, uống rượu, và bàn luận về Thuyết tiến hóa. Theo anh bạn, hình ảnh kỳ lạ nhất của thế giới sinh vật có lẽ là bức ảnh qua kính hiển vi điện tử của một chú virus đang tung ra chiếc vòi dài với chiều ngang chỉ mảnh cỡ vài phân tử, đầu vòi có móc nhọn, móc qua màng tế bào để xâm nhiễm vào cơ thể một con vi khuẩn, trông hệt như chiến thuyền Viking tung móc câu để đội cướp biển nhảy sang cướp các thương thuyền. Có điều ở đây không hiểu virus đã bắt chước đội Viking hay ngược lại.
Anh Thành giải thích về Limiting Factor của một hệ sinh vật. Để dễ hiểu lấy tạm hình ảnh một cây non đang lớn. Cây chỉ có thể phát triển và trưởng thành tốt nếu có đầy đủ các yếu tố cần thiết, là đất, phân bón, nước… để cung cấp dưỡng chất, là ánh sáng và khí trời để quang hợp. Nếu chỉ một trong các yếu tố đó bị hạn chế ắt cây sẽ không lớn được, còi cọc, thậm chí có thể chết. Ví dụ nếu thiếu nước thì dù có tăng cường các yếu tố khác như cho thật nhiều ánh sáng, hay bón nhiều phân… cây vẫn chỉ lớn được đến một giới hạn được xác lập bởi chính yếu tố thiếu nước.

Tổng quát hơn, năng lực của một hệ thống không bao giờ vượt qua và luôn bị khống chế chính bởi yếu tố giới hạn của hệ thống đó, cho dù các yếu tố khác trong hệ thống không bị giới hạn.

Lấy thêm một ví dụ. Bạn có chai La Vie đựng được 1 lít. Nếu chiếc chai bị một lỗ dò ngang thân (chính là yếu tố giới hạn cho khả năng trữ nước của chai), nước sẽ chảy ra và khả năng chứa nước của chai chỉ còn lại ngang mức xấp xỉ với vị trí lỗ dò trên thân. Chai có thể chứa được không tới nửa lít.

Nói vậy để hiểu rằng mỗi người chúng ta, cho dù năng lực có tốt đến đâu nhưng vẫn sẽ bị những yếu tố giới hạn khống chế, và làm phung phí đi tài năng, như nước bị trào đi vậy. Điều này giải thích tại sao nhiều người hồi đi học rất thông minh, thi cử giỏi giang không kém ai, nhưng ra đời không thành công như bạn bè cùng trang lứa. Giải thích theo Limiting Factor thì có thể anh ta giỏi về năng lực nghề nghiệp, nhưng lại bị những yếu tố giới hạn, như tính cách chẳng hạn, mà các bạn anh ta – những người đang thành công hơn không vướng phải.

Đối với nhân sự, mỗi người đều có thể có hàng tá những tính cách mang tính Limiting Factors giới hạn sự thành công của mình: tính vô trách nhiệm, tính luộm thuộm, vô kỷ luật, thiếu kế hoạch, hay sai hẹn, ngại giao tiếp, thích nhậu nhẹt, hay bông lơn, thiếu hài hước, tính sợ Tây, hấp tấp vội vàng, quá chân thật, ngây thơ, quá ít nói hay kiệm lời, tính nói quá nhiều, thích chém gió, tính suồng sã, tính dặt dẹo, thiếu khả năng diễn đạt, tính lắng nghe kém, tính hiếu thắng, tính sợ đám đông, lười nhác, ngủ muộn, tính hay chỉ trích, trù dập, tính bài bạc, tính tham lam, ganh ghét, tính ngại giao hệ giao tiếp, tính lăng nhăng…

Một bạn lập trình giỏi nhưng luộm thuộm và thiếu kỷ luật rất khó thăng tiến. Một bạn bán hàng đầy kỹ năng nhưng luôn sai hẹn hẳn không thể thành công. Và một người uyên bác, tầm nhìn rộng nhưng thiếu kỹ năng diễn thuyết hoặc lười quan hệ chắc chắn không thể trở thành một lãnh đạo tốt.

Đối với nhân viên, việc phát huy các sở trường của mình sẽ là quan trọng hơn vì yếu tố giới hạn của các nhân viên sẽ được bổ khuyết bởi đồng nghiệp và hạn chế tối đa thông qua kỹ năng làm việc nhóm. Nhưng đối với lãnh đạo, thường là những kẻ cô đơn, việc hạn chế tiến tới loại bỏ các yếu tố giới hạn lại chính là chìa khóa cho các bước thành công tiếp theo.

Đối với một tổ chức, người lãnh đạo chính là yếu tố giới hạn của tổ chức đó. Một công ty sẽ chỉ phát triển được đến ngưỡng bị hạn chế bởi tầm của CEO. Khi đó, công ty chỉ có thể phát triển lên một tầm khác khi thay CEO mới, hoặc CEO cũ phải tự hạn chế hoặc loại bỏ được các yếu tố giới hạn đang cản trở bản thân và qua đó, cản trở cả tổ chức.

Không phải ai cũng có thể nhìn ra yếu tố giới hạn của mình, nhưng dù sao nhìn ra được còn là dễ. Để hạn chế hoặc loại bỏ hẳn nó mới là điều khó khăn, đòi hỏi một nghị lực phi thường mà ít người làm được. Những người đó thường dễ có thành công lớn.

Tôi có ông em xin được giấu tên, là luật sư giỏi, uyên bác đông tây kim cổ, hành xử chuẩn mực trước sau nhưng đường hoạn lộ thì rất gian nan vất vả. Tán gẫu với nhau hắn vẫn khoe bộ răng xấu kinh hoàng của hắn là quý tướng. Tôi cười bảo răng chính là limiting factor của chú, sửa đi. Hắn nghe lời, bỏ ra 30 triệu làm lại quả răng. Quả nhiên sau trúng cử đại biểu, lên ầm ầm như diều gặp gió. Cũng may là sửa răng dễ hơn nhiều so với sửa tính cách.

Còn yếu tố giới hạn của bạn là gì?

Thứ Sáu, tháng 2 26, 2016

Chuyện không nhất thiết phải là sự thật: Em đi huy động vốn giả nợ ngân hàng

     
Em là chủ một công ty các bác ạ. Sắp tới có mấy khoản nợ đến hạn mà e đói tiền mặt quá. Mấy khoản này đều căng, khả năng k trả k được ạ. Vay thêm thì e chịu rồi, giờ chúa chổm gọi em bằng cụ, nợ ngắn nợ dài e chơi tuốt, e còn vay cả ngắn hạn đáo nợ dài hạn, thế nó mới kinh :D. Huy động thêm vốn chủ thì càng khoai, cổ đông nó ném cho e đầy tiền, e vay cũng khủng, nhưng dòng tiền e xài nó quá lởm, giờ chả thằng nào tin e cả. Quá là nan giải. Nợ thì phải giả, mà tiền không có. Hix.

Suy nghĩ mãi, em mới nghĩ ra cái môn này, hơi dị hợm chút. E kể các bác nghe ạ. Thật ra thì e là chủ 2 công ty chứ không phải 1. :D Công ty nợ đìa kia là công ty X, và e tính dùng thằng em Y còn lại kia để huy động tiền thì dễ xơi hơn ạ. Dĩ nhiên, e có 2 lựa chọn, hoặc vay hoặc phát hành tăng vốn. Vay thì e mới cầm cố hơn trăm triệu cổ ở Y để phát hành hơn ngàn tỏi trái phiếu roài, giờ chắc chỉ tăng vốn thôi. Nói thì dễ, làm mới khó, tăng vốn giờ ai mua mới là vấn đề. Lại suy nghĩ, cũng may em sinh ra đã thông minh từ bé. :D E chọn ngay 2 thằng xe ôm đầu ngõ nhà em, bảo nó đứng ra mua cổ phần phát hành thêm của Y. 2 thằng ấy nó bảo: có tiền ếch đâu mà mua chứng nhà mày. E lại bảo: tiền của em, các bác đứng tên thôi, cứ mua đi, xong việc e phát lương mỗi ông 3 cuốc Mỹ Đình - Giáp Bát mà về ăn phở. Ok luôn. :D

Vậy là e đem hơn ngàn tỏi mới cầm cố chứng khoán của Y ra để mua chính cổ phần phát hành thêm của Y. Phải có tiền thật các bác ạ, pháp luật nó phải chuẩn, phải qua sàn, phải có cơ quan quản lý. :D Ok, quản lý thì quản lý, e sợ gì đâu. Thế là e giao tiền cho 2 chú xe ôm đi mua. Xoạch phát là xong, tiền thì về túi em ở công ty Y rồi, đâu lại vào đó, yên tâm. Còn đám cổ chỗ 2 chú xe ôm thoai.

E hỏi: 2 ông cầm cổ phiếu chưa?
2 chú bảo: cổ nào? Có đám giấy này thôi.
E quát cho: giấy là giấy thế nào, tiền cả đấy, bán được là ra tiền thôi. Các ông ra chợ bán luôn đê, bán kéo tiền về cho tôi cái.
2 chú lại hỏi: thế bán giá nào?
E bảo: thôi thì ăn mày còn đòi xôi gấc, giá nào cũng phệt, sàn cũng phệt, ra chợ phệt hết đi, xong việc tôi bo cho mấy bát phở, đi nhanh, khẩn trương.
2 chú lại hỏi: muốn bán nhanh thì kiếm thằng to mà bán, bán rong lâu lắm.
E bảo: ơ có lý, 2 ông ưu tiên gặp mấy thằng cai chợ bán thẳng cho nó, nhá nhá, cái ấy nó gọi là giao dịch thỏa thuận đấy. :D

Thế là các ông ý phệt thật, bọn cai chợ cũng biết em cần tiền các bác ạ, nên nó dã em cũng ác, thôi cực chẳng đã, em vẫn phải bán. Lúc bán được hết thì giá cổ phiếu giảm thê thảm. Mấy ông cổ đông gào lên: tổ sư thằng này, mày xem hậu quả rồi đấy. E trả lời nhẹ nhàng: Có ETF kéo lên rồi, các anh đừng lo. :p

Chốt lại là: 1. e kéo được tiền mặt về. 2. Có thằng cai chợ nó nhân tiện cài game chơi em. :D
Chuyện tiếp theo chưa xảy ra nên hồi sau mới rõ. :D

-------END----------
HN tháng 02.2016

Ichimoku Kinko Hyo với VNindex

     
Ichimoku có nhiều thành phần và cũng cần phải kết hợp trong phân tích. Kumo tuy được đánh giá là linh hồn của hệ thống Ichimoku nhưng ko có nghĩa là nó làm được mọi thứ bác ạ !!!

Về cơ bản Kumo có chức năng :

- Đại diện cho Volatility : khá giống với BB, Kumo mở rộng nghĩa là Volatility đã tăng, cũng dễ lý giải cho cú up này

- Làm sup/res : cái này chắc khỏi cần nói vì VNI chạm Sup mà

- Chỉ báo Trend : vẫn đang trong Uptrend với Span B bì flat, tức đà tăng đang có vấn đề

- Chỉ báo về điểm mù của các Indicator : giá chui vào Kumo thì thường các trader không hành động gì cả vì đó là điểm mù. Khi nó ra khỏi Kumo thì người ta mới nhìn các signals trên Indi

- Span A và Span B bị flat : để gia tăng hiệu ứng "rubber band" trên đường Kijun. Hiện tại VNI có Span B bị flat nè nên khi VNI chui ra khỏi Kumo và Kijun cũng bị flat như hiện tại thì cần cảnh giác với hiệu ứng "rubber" có thể kéo VNI xuống khoảng 2-3 phiên.

..v..v..

Nhìn chung, phân tích Ichimoku rất phức tạp, cấu tạo đơn giản nhưng sử dụng nó không hề đơn giản chút nào và nhất là phải kết hợp cả hệ thống của nó.
Về Kumo thì tôi chỉ thường sử dụng để thấy các ngưỡng Resistance và Support. Nhìn Kumo có thể thấy trực quan hiện tại thị trường đang bullish hay bearish bằng cách xem đường giá nằm trên hay nằm dưới Kumo.

Theo sách vở có thể tóm gọn cách trade là : 

* LONG : Tín hiệu LONG phát ra khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên và chỉ LONG khi được confirm bởi ChikouSpan cắt đường giá.

Mức độ tin tưởng confirm để nhảy vào LONG tùy thuộc vào vị trí điểm Tenkan-Sen và KijunSen cắt nhau, có 3 vị trí :

+ Dưới Kumo : Mức độ tin tưởng không chắc chắn.
+ Trong Kumo : Mức độ tin tưởng trung bình
+ Trên Kumo : Mức độ tin tưởng cao.

Còn chơi theo trường phái Breakout thì : 

+ Long : Khi giá vượt lên khỏi Kumo 
+ Short :Khi giá rớt xuống dưới Kumo
Còn giá trong Kumo thì ngồi im, không có xu hướng rõ ràng.

* SHORT : Thì ngược lại.

Thông số Ichimoku thường (5,13,26) cho VNI thì chính xác hơn.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty Cổ phần Sữa VN

     
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản, tình hình biến động sử dụng vốn và nguồn vốn của Công ty cổ phần sữa Việt Nam trong năm 2011.

1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản 

[​IMG]

· Tài sản

Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Công ty cổ phần sữa Việt Nam cuối năm tài chính 2011, ta thấy cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản ngắn hạn và giảm tỷ trọng tài sản dài hạn.

  • Đầu năm tài sản ngắn hạn chiếm 54,95%, đến cuối năm 2011 tài sản ngắn hạn chiếm 60.76%. Mức tăng của tỷ trọng TSNH 5,81% chủ yếu là do sự gia tăng tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền (+14,56%), kế tiếp đó là các khoản phải thu (+3,48%). Ngược lại, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có xu hướng giảm nhanh về tỷ trọng (-11,45%). Thuyết minh báo cáo tài chính (trang 27) cho thấy việc giảm xuống một cách đáng kể danh mục đầu tư Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở xuống là nguyên nhân chính dẫn đến việc giảm tỷ trọng của các khoản đầu tư ngắn hạn. Đặc biệt sự gia tăng đáng kể của các khoản tương đương tiền (+11,80%) góp phần lý giải thêm việc công ty ưu tiên đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn có thời gian thu hồi không quá 3 tháng. Căn cứ vào Thuyết minh báo cáo tài chính (trang 27), tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng trở xuống là danh mục đầu tư duy nhất trong các khoản tương đương tiền. Trong năm 2011 thị trường chứng khoán VN có phần suy thoái nên đây có thể là lý do khiến Công ty chuyển sang đầu tư các chứng khoán có rủi ro thấp hơn.
  • Sự tăng lên về tỷ trọng của khoản phải thu (+3,48%) do công ty đã tăng tỷ trọng chủ yếu của Khoản phải thu khách hàng và Trả trước cho người bán, đây là những khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS của công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn khác căn cứ trên thuyết minh báo cáo tài chính gồm có lãi tiền gửi, cổ tức phải thu, lãi trái phiếu và lãi cho vay, thuế NK được hoàn….
  • Tỷ trọng Hàng tồn kho giảm 0,83% so với đầu năm 2011. Hàng tồn kho của Công ty bao gồm Hàng mua đang đi đường, Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…Theo bảng số liệu thì trong Hàng tồn kho, tỷ trọng hàng mua đang đi trên đường tăng nhiều nhất và tỷ trọng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm nhiều nhất. Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty sẽ nhập kho thành phẩm (tỷ trọng CPSXKDDD đầu năm 5,28% nhưng cuối năm 1,88%) để phục vụ cho việc tiêu thụ vào năm kế tiếp.
  • Tài sản dài hạn cuối năm chiếm tỷ trọng 39.24%, đầu năm chiếm tỷ trọng 45,05%. Sự giảm xuống về tỷ trọng của TSDH chủ yếu là do công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính dài hạn (-5,16%), đặc biệt là các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào trái phiếu. Tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 8,31% và tài sản cố định tăng 0,55% cho thấy Công ty đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.
· Nguồn vốn

Xu hướng thay đổi tỷ trọng các khoản mục nguồn vốn của Công ty từ đầu năm đến cuối năm 2011 nghiêng về sự gia tăng tỷ trọng của Vốn chủ sở hữu. Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu cả hai thời điểm đều cao chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty rất cao. Cuối năm 2011, tỷ trọng vốn chủ sở hữu 80.07% tăng (+6,14%) so với đầu năm. Mức tăng này chủ yếu công ty đã huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu và gia tăng khoản lợi nhuận chưa phân phối. Sự giảm xuống của tỷ trọng nợ phải trả (-6,14%) chủ yếu là tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm (-5,64%), đặc biệt là sự giảm tỷ trọng của khoản vay và nợ ngắn hạn (-5,27%). Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã trả bớt được nợ vay ngắn hạn, làm giảm áp lực thanh toán cho công ty.

Như vậy có thể nhận thấy xu hướng biến động tỷ trọng của tài sản và nguồn vốn có thể rút ra một vài kết luận sơ bộ như sau :

  • Sự gia tăng của tỷ trọng nguồn vốn dài hạn (VCSH tăng 6,14% và nợ dài hạn giảm 0,5%) và sự giảm xuống của tỷ trọng tài sản dài hạn đã làm cho năng lực tự chủ tài chính của công ty thêm mạnh.
  • Công ty đã thu hồi các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn để hạn chế rủi ro. Tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền cao chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty càng cao.

2. Phân tích tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn
[​IMG]


Qua bảng kết quả tình hình biến động nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2011, ta thấy Công ty sử dụng vốn vớimục đích tăng tài sản là chủ yếu. Nhu cầu sử dụng vốn cho việc tăng tài sản chiếm 77,06% tổng nhu cầu sử dụng vốn. Cụ thể, tiền và các khoản tương đương tiền 31,76%, tài sản cố định 20,18%, hàng tồn kho 11,50%, các khoản phải thu và tài sản ngắn hạn khác 13,61%. Như vậy trong kỳ Công ty đã mở rộng đầu tư sản xuất, thể hiện ở mức biến động tăng tài sản cố định và hàng tồn kho. Bên cạnh đó, công ty đã sử dụng quỹ đầu tư phát triển 15,79% và trả bớt nợ vay ngắn hạn 7,09%.

Nguồn tài trợ cho nhu cầu sử dụng vốn này chủ yếu đến từ việc tăng nguồn vốn (83,01%). Trong kỳ, hoạt động kinh doanh của Công ty đã hình thành nên lợi nhuận chưa phân phối làm tăng vốn chủ sở hữu, tài trợ được 28,33% nhu cầu sử dụng vốn, huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu, tài trợ được 25,36%. Việc giảm tài sản như thu hồi các khoản đầu tư tài chính, tài trợ được 16,25% nhu cầu sử dụng vốn.

Qua hai thời điểm, chúng ta thấy xu hướng biến động chính trong cơ cấu tài chính là tăng nguồn vốn dài hạn và tăng tài sản ngắn hạn. Sự biến động này không tác động đến cân bằng tài chính. Nguồn vốn dài hạn tăng 4,508,114,490,664 trong khi tài sản dài hạn tăng 1,261,759,048,127 và tài sản ngắn hạn tăng 3,547,880,206,764. Như vậy phần tăng lên của TSDH và TSNH đã được tài trợ bởi NVDH. Kết hợp với số liệu của bảng cân đối kế toán tại thời điểm đầu năm, NVDH đã tài trợ đủ cho TSDH, phần còn lại tài trợ cho TSNH 3,274,790,538,058. Tại thời điểm cuối năm, NVDH sau khi tài trợ cho TSDH, phần còn lại tài trợ cho TSNH 6,521,145,980,595. Kết luận được, xu hướng thay đổi về mức biến động tuyệt đối của NVDH và TSDH là hợp lý. Điều này đã làm cho cơ cấu tài chính của Công ty tại thời điểm cuối năm 2011 ít rủi ro hơn.

Thứ Năm, tháng 2 25, 2016

Ứng viên Tổng thống Mỹ được lựa chọn như thế nào?

     
Mùa bầu cử sơ bộ ở Mỹ đã khai mạc vào ngày 1 tháng 2, khi đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ở Iowa tiến hành các cuộc bỏ phiếu kín (caucus) để bầu cử ứng cử viên tổng thống của đảng họ. New Hampshire tiếp nối với một cuộc sơ bầu cử vào ngày 9 tháng 2 và các cuộc bầu cử sơ bộ ở các bang khác diễn ra sau đó cho đến tháng Sáu. Tại hầu hết các tiểu bang, bầu cử sơ bộ sẽ được tiến hành giống như các cuộc bầu cử bình thường, với những người dân đi bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu hoặc bằng đường bưu điện. Các cuộc bỏ phiếu kín thì phi chính thức hơn, thu hút số lượng cử tri đi bầu nhỏ hơn và bị chi phối bởi các nhà hoạt động của mỗi đảng. Các quy tắc áp dụng cho cả hai loại hình bầu cử này khác nhau tùy vào từng bang và từng đảng.

Mục đích của quá trình này là để xác định số đại biểu của mỗi đảng tại mỗi tiểu bang ủng hộ các ứng cử viên trước khi hội nghị quốc gia của mỗi đảng diễn ra, nơi ứng cử viên tổng thống của mỗi đảng chính thức được công bố. Cuộc đua là nhằm giành các đại biểu, chứ không phải giành phiếu bầu: theo một số ước tính thì Hillary Clinton đã giành được nhiều phiếu bầu hơn so với Barack Obama hồi năm 2008, mặc dù bà bị thua nếu tính theo số lượng đại biểu giành được. Số lượng các đại biểu không được phân bổ tương ứng với số dân. Ví dụ, Texas có 155 đại biểu được dự hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng hòa, tương đương tỉ lệ 0,56% trên mỗi 100.000 dân của bang. New Hampshire có 23 đại biểu, tương đương tỉ lệ 1,73% trên mỗi 100.000 dân. Georgia có 76 đại biểu dự đại hội đảng Cộng hòa, trong khi Ohio chỉ có 66 mặc dù Ohio có dân số đông hơn.

us-election-white-_3471492b.jpg 

Về phía đảng Cộng hòa mỗi tiểu bang được cử ít nhất mười đại biểu; số đại biểu sẽ được tăng lên dựa trên hồ sơ của bang trong việc bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa trước đây, và ba đại biểu được phân bổ cho mỗi đơn vị bầu cử quốc hội. Mỗi bang cũng có thêm ba đại biểu là đảng viên tự do (chưa cam kết bỏ phiếu cho ai).

Trong các kỳ bầu cử trước, những người dẫn đầu thường tìm cách đạt được chiến thắng ban đầu để tạo đà và thu hút các nhà tài trợ về phía mình, buộc các đối thủ phải rút lui. Ủy ban Quốc gia của đảng Cộng hòa đã điều chỉnh các quy định để cho phép các bang có lịch bầu cử muộn hơn có tiếng nói lớn hơn. Tác động ngoài dự kiến của điều này có thể sẽ là khiến các cuộc cạnh tranh kéo dài hơn, một điều mà các đảng viên cấp cao (party bigwigs) hy vọng tránh được.

Để giành được đề cử của đảng Cộng hòa, một ứng viên phải đảm bảo giành được 1.237 trong tổng số 2.472 đại biểu của đảng. Tới ngày 15 tháng Ba (xem biểu đồ), khoảng 60% số đại biểu đảng Cộng hòa sẽ đã được xác định là ủng hộ ai, nhưng gần như tất cả trong số đó sẽ được phân bổ cho các ứng cử viên theo một tỷ lệ nào đó (sau khi họ đạt được một ngưỡng phiếu bầu nhất định). Sau ngày 15 tháng Ba, các bang có thể phân tất cả các đại biểu đảng Cộng hòa của bang mình chỉ cho ứng cử viên nào thắng cuộc bầu cử sơ bộ ở bang mình. Phải đến đầu tháng Tư thì khoảng hai phần ba tổng số đại biểu mới được phân bổ xong. Trong quá khứ, ứng viên được ưa thích nhất một cách rõ ràng thường sẽ nổi lên sau ngày Siêu Thứ Ba (Super Tuesday), tức ngày 1 tháng 3 năm nay khi 12 bang tổ chức bầu cử sơ bộ cùng lúc – nhưng năm nay sau ngày hôm đó, ba hoặc bốn ứng cử viên vẫn có thể còn cơ hội giành chiến thắng trong cuộc đua của đảng Cộng hòa.

Về phía đảng Dân chủ, theo tính toán mới nhất, bà Clinton có được sự ủng hộ của 380 trong số 713 siêu đại biểu (các quan chức cấp cao được tự do ủng hộ ứng viên nào mà họ lựa chọn), những người sẽ là một phần trong số 4.764 đại biểu tại đại hội toàn quốc đảng Dân chủ. Nhưng vì các siêu đại biểu này không bị ràng buộc phải bầu cho một ứng cử viên nào, nên bà Clinton vẫn muốn giành được một phần lớn của các đại biểu thường (cam kết rõ ràng bầu cho ứng viên nào) về phía mình trước khi hội nghị diễn ra.

Nhân khẩu học cũng đóng một vai trò quan trọng. Các bang phía Nam và bảo thủ sớm nổi bật vào giai đoạn đầu: gần một nửa số bang tiến hành bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa được tổ chức từ ngày 1 tháng 2 đến 8 tháng 3 là những tiểu bang nơi người Tin Lành da trắng chiếm ít nhất 50% số cử tri Cộng hòa. Về phía đảng Dân chủ, cử tri nữ và các sắc dân thiểu số chiếm một phần lớn trong số các cử tri trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ ở nhiều bang.


Nguồn: “How America’s presidential candidates are chosen”, The Economist, 26/01/2016.
Biên dịch: Dương Trường Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ

     
Sau 30 năm đổi mới kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Từ một nước nghèo, bị chiến tranh tàn phá nặng nề và kế hoạch hóa tập trung bao cấp, khép kín, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình và một nền kinh tế thị trường năng động, hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng vào hệ thống kinh tế toàn cầu. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao, liên tục, ổn định và bao trùm, bảo đảm mọi người dân được hưởng lợi từ quá trình phát triển. Việt Nam đã giảm tỷ lệ nghèo cùng cực từ gần 60 phần trăm trong những năm 1990 xuống dưới 3 phần trăm năm 2016. Đây là thành công rất ấn tượng và là niềm tự hào của Việt Nam, trong đó có sự hợp tác, giúp đỡ quý báu của cộng đồng quốc tế.

[​IMG]

Với tinh thần đó, tháng 7 năm 2014, Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đưa ra sáng kiến xây dựng Báo cáo Việt Nam 2035. Báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần thực hiện sáu chuyển đổi quan trọng để trở thành một nền kinh tế thu nhập trung bình cao.

Trước hết là hiện đại hóa nền kinh tế đồng thời với nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân.

Hai là phát triển năng lực đổi mới sáng tạo, lấy khu vực kinh tế tư nhân làm trung tâm.

Ba là nâng cao hiệu quả của quá trình đô thị hóa, tăng cường kết nối giữa các thành phố và vùng phụ cận.

Bốn là phát triển bền vững về môi trường và tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Năm là đảm bảo công bằng và hòa nhập xã hội cho các nhóm yếu thế cùng với sự phát triển của xã hội trung lưu.

Sáu là xây dựng một Nhà nước pháp quyền hiện đại với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập và xã hội dân chủ phát triển ở trình độ cao.

Chương trình cải cách gắn với sáu chuyển đổi này được thể hiện theo ba trụ cột chính: thịnh vượng về kinh tế đi đôi với bền vững về môi trường; công bằng và hòa nhập xã hội; năng lực và trách nhiệm giải trình của nhà nước.

Vietnam-2035-Vietnamese-780.jpg 

Tải báo cáo tại đây
https://openknowledge.worldbank.org...4/VN2035Vietnamese.pdf?sequence=7&isAllowed=y