Thứ Năm, tháng 12 31, 2015

Chứng khoán cầm tinh con gì?

     
Nguồn: Facebooker Nguyen Hong Diep
Link bài gốc: https://www.facebook.com/notes/nguyen-hong-diep/ch%E1%BB%A9ng-kho%C3%A1n-c%E1%BA%A7m-tinh-con-g%C3%AC/1716914138521010
Mỗi người đều có năm sinh được tượng trưng bởi 12 con linh vật. Người thì con Rồng, người thì con Mèo. Có nhiều giả thuyết tin rằng, năm sinh có liên quan đến tính cách của từng con người. Người tuổi Ngựa thì năng động, người tuổi Sửu thì hiền lành, người tuổi Thân thì khôn ngoan, nghịch ngợm. Vậy dân chơi chứng khoán thì cầm tinh con gì?
Theo luận điểm cá nhân, cầm tinh con Hổ. Con Hổ còn được gọi là ông Ba mươi, có nghĩa là đi 30 bước là quên hết mọi sự đã qua. Điều này cũng rất đúng với dân chơi CK, đúng với diễn biến của TTCK. Chứng khoán cực kỳ mau quên. Mới ngày nào tâm lý còn hừng hực, ai cũng nghĩ Vn-index lên 1000 đến nơi. Chỉ sau vài vụ dàn khoan, tỷ giá NDT, tất cả lại bi quan cùng cực. Đang bi quan, mới chỉ vài phiên TT xanh, tất cả lại như lên đồng. Nơi nào cũng vang lên: úp chen, úp chen.

Còn nhớ hồi tháng 5/2014, chỉ 1 cái dàn khoan TQ, làm cho TTCK VN mất đi cả tỷ $ trong 1 ngày. Thế mà bây giờ, thì sao? Ngày hôm qua, cái dàn 981 lại di chuyển hướng vào Hoàng Sa. Hầu như CK chả phản ứng gì, chả ai để ý đến. Nhìn rộng hơn ra, còn nhớ thời giá vàng nhảy múa, gặp ai cũng hỏi về vàng. Bây giờ rất ít người biết vàng đang giá mấy. Rồi chuyện anh Thắm bị bắt. Cả thị trường bị theo OGC. Rồi đến lúc OGC là câu chuyện riêng, chả ảnh hưởng gì đến ai.
Nói tất cả những điều trên, để thấy từng giai đoạn nhất định, sẽ có những câu chuyện riêng biệt. Cũng đừng quá trầm trọng hóa vấn đề lên. Cả TTCK thế giới, đã ngóng trông phiên họp của FED về vấn đề LS. Nhưng đó là câu chuyện của ngày hôm nay. Biết đâu đấy, sang năm dù FED có 3-4 lần tăng LS, thêm 1% nữa, cũng sẽ chẳng ai để ý nhiều. Nhiều người đang lấy “bóng ma” tỷ giá ra dọa thị trường. Tỷ giá có thực là câu chuyện trầm trọng đến mức đó hay không? Tỷ giá Việt Nam đã bao nhiêu năm nay đều như thế cả. Cũng không loại trừ khả năng, chỉ một thời gian nữa, thị trường cũng lại thờ ơ với sự biến động trong mức cho phép (khoảng 3-5%) của tỷ giá.
Chứng khoán cũng như con người, có lên, có xuống, có lúc khỏe mạnh, có lúc ốm đau. Nếu đã xác định đầu tư, đã xác định làm việc trong môi trường này lâu dài, thì phải sẵn sàng đương đầu với mọi tình huống. Tâm lý, tinh thần trong nghề này là vô cùng quan trọng. Một khi đã quyết định, hãy thật vững tin.

Bạn có biết vì sao 80% nhà đầu tư nhỏ lẻ trên TTCK Việt Nam thích lướt sóng??? Và đây là lý do

     
Qua nhiều khảo sát và thực tế cũng cho thấy đa số dân chứng VN thích lướt sóng hơn là dài hạn .Có khá nhiều lý do giải thích cho việc này chẳng hạn việc ôm cổ phiếu dài hạn là điều quá khó với 1 nhà đầu tư khi mà trong năm có khá nhiều sóng cả to lẫn nhỏ . Tuy nhiên có 1 lí do mà ai cũng đưa ra . Đó là họ không tin doanh nghiệp ..



1.1 Dân ta vốn thoát thai từ nền văn minh lúa nước. Trời đất lại lắm thiên tai, bão lũ. Có trồng cấy trên thị trường bậc cao thì vẫn “xanh nhà hơn già đồng” là thượng sách.

2.1 Nước ta xứ sở nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Trời mà vừa nóng, vừa nồm như mấy hôm rồi thì đến gà mái còn đẻ ra những quả trứng luộc nữa là con khoán. Hỏa vượng thì công tâm, dẫu sàn chứng có điều hòa chạy vù vù đi nữa thì cái bệnh nhấp nhổm tay chân nó cũng cứ phát ra đằng… bàn phím.

3.1 Ông Warren Buffett bảo, “TTCK được thiết kế để chuyển tiền từ người tích cực sang người kiên nhẫn”. Nhưng điểm lại kinh nghiệm dân gian xứ ta về tiền thì sẽ thấy toàn chuộng tốc độ. Nào là “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”, “đồng tiền đi liền khúc ruột”, đến ông Trạng Quỳnh còn bảo, tiền múa, Chúa (cũng phải) cười cơ mà. Vậy nên ở Việt Nam, cái câu trên của ông Buffett chưa nổi tiếng bằng châm ngôn: “Con se sẻ trong lòng bàn tay còn thật hơn con phượng hoàng đậu trên mái nhà”.

4.1 Nếu các bạn để ý, “lịch nôm” của người Việt chỉ tính có ba ngày: hôm nay, ngày mai, ngày kia… Tâm lý bất quá tam đã hằn vào từng nếp nhăn trong não. Cơm ba bát là thôi, dù no dù đói; thuốc ba thang là dừng, dù bệnh dứt hay còn… Người Việt chơi chứng giữ được đến T+4 đã là công của nhà quản lý lắm lắm. Không tin cứ thử áp dụng T+0 mà xem. CTCK lại chả phát sốt vì dân tình sáng mua, chiều bán.

5.1 Hồi bé hầu hết chúng ta đều chơi bóng đá. Nhưng hãy nhớ lại các trận bóng làng. Luôn luôn là những đứa giỏi nhất (hoặc có uy nhất) sẽ được đá tiền đạo, kém hơn một ít thì ở giữa làm tiền vệ, lau nhau cho làm hậu vệ, còn đứa nào tệ nhất đẩy xuống thủ môn. Đơn giản: chỉ tiền đạo mới có bóng để ghi bàn và dễ ghi bàn nhất. Vậy là đứa nào cũng hau háu lao lên để ghi bàn hoặc thể hiện kỹ thuật cá nhân, mong “đại ca” nhìn nhận lại để được xếp ở vị trí dễ đá vào gôn. Cái cảm giác “ghi bàn” thường xuyên trong chứng khoán nhiều ma lực lắm. Tâm lý “dâng lên” săn đuổi cổ phiếu nóng để rồi nhanh chân đá… phản lưới nhà cũng chỉ là thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận mà thôi!

6. 1Theo kết quả đo lường “Chỉ số tập trung Wrigley” do Research International công bố, chỉ 28% trong hơn 300 người được phỏng vấn ở Việt Nam có thể tập trung hoàn toàn trong những hoạt động hàng ngày, 72% còn lại nhấp nhổm đã thành bản tính… Đây là tỷ lệ thấp nhất ở các nước châu Á. Đã hay bám sàn mà thiếu tập trung thì chỉ có mỗi cách là nhanh tay, nhanh mắt chứ không thì có ngày đại họa.

7. 1Chơi chứng khoán ở Việt Nam, cái được để ý nhiều nhất là động thái của… ông bên cạnh. Cả làng lướt sóng, mình không lướt thì để nó bán mất à. “Khi đám đông lên tiếng thì chân lý lùi bước”. Chẳng nhớ vĩ nhân nào đã nói điều này, nhưng để thông cảm cho đám đông thì cách hay nhất là gia nhập đám đông đó. Từ đầu năm đến giờ, thị trường đến là lắm sóng, sóng tái cơ cấu, sóng CPI, sóng lãi suất, sóng hôi của (nhân sốt thâu tóm), rồi sóng hoàn nhập… Chạy theo sóng mà không lướt thì chỉ uống no nước rồi… chìm!

8. 1Như bác tư lệnh ngành tài chính bảo, chứng khoán còn đang tuổi thiếu niên, nhà đầu tư cũng đa phần trẻ, sức lực còn nhiều, dễ động chân động tay. Lại thêm nguyên cớ nữa là chứng khoán xứ ta tin đồn đa phần đều… chính xác. Mà khi đã nghe tin đồn thì dễ bất an và… bỏ của chạy lấy người. Cái câu châm ngôn “bạn càng chăm chỉ, bạn càng may mắn” luôn được hiểu theo nghĩa, “chăm lướt thì chóng giàu”!

9. 1Trong từ điển bách khoa toàn thư TTCK, từ “lấp lửng” luôn đắt hàng: DN lấp lửng kế hoạch trả cổ tức, úp mở dự án để gọi vốn cổ đông; CTCK lấp lửng chuyện tách bạch tài khoản; cơ quan quản lý úp mở về chính sách mới… vân vân và vân vân… Như bác tổng SHN vừa rồi đấy, lấy tiền DN cho vay vô tội vạ, bán cổ phiếu ầm ầm, đến khi bị bóc mẽ thì lấp lửng, “đây cũng là cơ hội để các bạn sở hữu cổ phần giá rẻ của chúng tôi”. Đã hay nghe lấp lửng thì dân tình thích… bỏ lửng cũng là bình thường.

10.1 Dù chiếc máy bay có hiện đại thế nào cũng không thể cùng lúc bay cả lên phía Bắc, cả xuống phía Nam. Nhưng nó hoàn toàn có thể bay lần lượt từ Nam chí Bắc. Nước cũng vậy, khi đun sôi có thể pha trà, khi làm lạnh có thể thành đá. Nhưng không thể cùng một lúc nó vừa pha trà vừa thành đá. Chỉ có thể đun nóng pha trà sau đó đặt vào tủ lạnh, ta sẽ có được nước trà lạnh. Với chứng khoán Việt Nam, tiền có thể rất dễ dàng chuyển thành cổ phiếu, nhưng không phải lúc nào cổ phiếu cũng có thể chuyển thành tiền. Không lướt sóng nhanh thì rất dễ phải… trượt băng. Cứ nhìn “sân băng” OTC dày cả thước thì rõ cả!

chung quy lại , mỗi người 1 tính cách . lướt thì nhiều sóng nhưng nhảy nhót nhiều chưa chắc đã ăn nhiều bằng anh dài hạn . Có 1 điều khá chắc là tỉ lệ sinh lời của các anh dài hạn thì cao hơn so với các anh ngắn hạn . có 10 anh lướt thì 3 anh ăn . nhưng 10 anh dài hạn thì phải 6-7 anh ăn….

Thứ Tư, tháng 12 30, 2015

PTKT VCB: Đã hội tụ đủ tiêu chí để yên tâm mua vào

     



1/ Chart tuần


Chỉ báo MACD : Đường MACD tiếp tục xu hướng giảm so với tuần trước đó từ mức 1 về 0.8 bên cạnh đó đường tín hiệu đang chậm lại với việc không tiếp tục giảm mà đi ngang so với mức tuần trước đó.
Chỉ báo Volume: Khối lượng giao dịch đang giảm so với tuần trước đó tuy vậy giá có xu hướng tăng đây là tín hiệu tích cực cho thấy tỷ lệ tăng giá đang mạnh hơn rất nhiều so với tốc độc tăng khối lượng.
ADX: DI+ có tín hiệu cắt lên DI- cho thấy tín hiệu mua vào trên chart tuần cũng đồng nghĩa với xu hướng được xác nhận.
Các tín hiệu nhanh đã cho tín hiệu mua vào tuần trước.
2/ Chart ngày


Chỉ báo MACD: Đường MACD tiếp tục tăng lên từ mức -0.5 về mức -0.4 bên cạnh đó đường tín hiệu cũng tiếp tục tăng từ mức -0.8 về -0.7 mặc dù độ rộng của đường MACD và đường tín hiệu vẫn chỉ ở mức duy trì 0.3 so với phiên trước
Chỉ báo Volume: Khối lượng tiếp tục gia tăng đi kèm tốc độ tăng của giá. Giá cổ phiếu đạt mức 44 tăng 3.5% so với giá trung bình 10 phiên 42.5. Tuy vậy khối lượng giao dịch đạt 1,4 triệu tăng 50% so với mức trung bình 700k, cho thấy xu hướng giá chậm lại trong vài phiên tới là cơ hội vào hàng.
ADX: DI+ có tín hiệu cắt lên DI- cho thấy tín hiệu mua vào trên chart ngày, càng xác nhận xu hướng ngắn hạn cũng đang tích cực.

Thứ Ba, tháng 12 29, 2015

6 yếu tố có thể dẫn tới suy thoái toàn cầu năm 2016

     
Cuộc đại suy thoái đã diễn ra 7 năm trước, và cái tiếp theo có thể ở năm sau hoặc chỉ đâu đấy ngay gần đây thôi.  
   Nguồn: http://www.investopedia.com/articles/investing/071515/6-factors-point-global-recession-2016.asp
    Theo Adam Hayes, CFA, hơn một thập kỷ trước, nền kinh tế thế giới rơi vào Đại suy thoái, cuộc suy thoái sâu và lan rộng nhất kể từ những năm 1920 và 1930. Thị trường chứng khoán sụp đổ năm 2008, quá trình hồi phục mất rất nhiều thời gian cũng như diễn ra chậm. Tuy nhiên thực tế thì kinh tế toàn cầu cũng đã hồi phục. Chỉ số S&P 500 đã tăng 92% trong vòng 5 năm trở lại đây, và tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm từ 10% tại thời điểm đỉnh của đợt Đại suy thoái xuống còn 5% ngày nay.

[​IMG]

  Kinh tế thế giới tăng trưởng, nhưng chủ yếu do các gói kích cầu của Chính phủ, nới lỏng chinh sách tiền tệ và bơm tiền từ các gói cứu trợ. Do vậy vẫn còn nhiều lý do có thể dẫn tới một cuộc suy thoái mới, vấn đề là mức độ suy thoái đến đâu mà thôi.

Tình hình tại Châu Âu tồi tệ hơn

[​IMG]

   Khủng hoảng nợ công tại Châu Âu vẫn là vấn đề rất nan giải, trong khi đó Châu Âu đóng góp một phần không nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. Ngân hàng Trung ương ECB đã phải khởi động chương trình nới lỏng định lượng vào đầu năm 2015 để hỗ trợ tăng trưởng.

  Trong khu vực này, khủng hoảng nợ tại Hi Lạp là điều đáng quan ngại nhất, Mặc dì Hi Lạp cỉ là một phần nhỏ của khu vực đồng tiền chung Châu Âu, nhưng nếu Hi Lạp rời bỏ khu vực này, các nước trong khối PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha & Hi Lạp) có thể sẽ nối bước. Việc sụp đồ của khu vực này sẽ có thể dẫn tới các hậu quả khôn lường cho nền kinh tế thế giới, và có lẽ tồi tệ nhất chính là một cuộc suy thoái kinh tế.

“Bong bóng” Trung Quốc bắt đầu vỡ

[​IMG]

  Kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng chóng mặt trong vài thập kỷ trước và trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Mỹ. Có nhiều người con cho rằng Trung Quốc có thể vượt lên cả Mỹ trong tương lai không xa.

  Tuy nhiên hiện nay các nhà kinh tế đang rất lo ngại trước việc “hạ cánh cứng” của Trung Quốc, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế toàn cầu.

Vấn đề nợ sinh viên

[​IMG]
  Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính năm 2008 bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tiếp đó là tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm.

  Tuy nhiên hiện nay một vấn đề mới nổi cộm lên đó chính là các khoản nợ sinh viên mà đa phần trong số đó do Chính Phủ Mỹ bảo lãnh. Chính nhờ vậy các tổ chúc xếp hạng đánh giá tích cực với các khoản nợ này mặc dù sinh viên có thể không có khả năng trả nợ.

  Hiện nay, Chính phủ đang bảo lãnh cho 1,2 nghìn tỷ USD nợ sinh viên. Hãy cùng so sánh với GDP của Úc chỉ là 852 triệu USD bạn sẽ thấy con số nợ sinh viên không hề “sinh viên” một chút nào.

Tỷ lệ thất nghiệp không “đẹp như mơ”

[​IMG]

  Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm xuống 5.3% vào tháng 6 năm nay. Tuy nhiên tỷ lệ này không bao gồm những người không có nhu cầu làm việc và chỉ làm việc ngắn hạn, tạm thời để đủ sống qua ngày. Khi cộng gộp cả nhóm người này, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể lên tới 10.5%.

Các Ngân hàng Trung Ương không còn nhiều đất để can thiệp

[​IMG]

   Các Ngân hàng Trung Ương chủ yếu áp dụng chính sách tiền tệ cởi mở hơn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ giảm lãi suất, bơm vốn trên OMO hoặc qua các chương trình định lượng. Khi lãi suất gần cận 0 thì thậm chí một vài nước Châu Âu có thể áp dụng chính sách lãi suất âm. Việc đó có thể khiến các bảng cân đối tài chính của NHTW tăng vọt và một lần nữa, các NHTW sẽ lại cảm thấy bất lực trước một cuộc suy thoái.

Các chỉ số kinh tế đang giống y các chỉ số của cuộc đại suy thoái trước

[​IMG]

- Doanh số bán lẻ và bán buôn đều giảm
- Đơn đặt hàng các nhà máy của Mỹ giảm
- Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực của Mỹ cũng bắt đầu giảm (giảm nhẹ quý trước)
- Tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ cũng yếu đi
- Lợi nhuận của doanh nghiệp đã thấy dấu hiệu đi xuống

Kịch bản nào cho chứng khoán Việt Nam 2016

     
          Câu chuyện kinh tế Việt Nam năm 2016 vẫn là tỉ giá và bội chi ngân sách trong bối cảnh kinh tế TQ hạ cánh mềm và FED tăng lãi suất. Nhân dân tệ ( NDT) được IMF đưa vào rổ SDR sẽ được nhiều NHTW mua vào tăng cầu NDT trên toàn cầu nhưng nó sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn từ sự suy giảm của kinh tế TQ. Sự suy yếu của đồng NDT sẽ tác động lớn đến kinh tế VN nói chung và TTCK nói riêng khi TQ là đối tác thương số 1 của VN và VN đối tác thương mai lớn thứ 5 của TQ. Kịch bản PBOC phá giá NDT hồi tháng 8 tác động mạnh đến TT tiền tệ và chứng khoán toàn cầu có cú rớt mạnh vẫn còn trong tâm trí nhiều nhà đầu tư VN. Các số liệu báo cáo kinh tế TQ suy yếu sẽ là nổi ám ảnh cho các nhà đầu tư trên toàn cầu.​
          Bước vào 2016 câu chuyện ngân sách sẽ được nói và lo ngai hơn nhiều trong bối cảnh bội chi tăng mạnh và chi thường xuyên không kiểm soát do bộ máy cồng kềnh và năng suất nền kt thấp.​
  • Thất thu từ oil do giá dầu giảm
  • Giảm phát nền kinh tế (CPI thấp) dẫn đến nguồn thu thuế VAT suy giảm trong khi các năm trước lạm phát cao thì số dư tuyệt đối khá cao ( nội tại + giảm phát áp bức từ TQ thông qua các commodity giảm manh)
  • Và sự tham gia sâu rộng các hiệp đinh thương mai ( ACE, TPP, FTA riêng lẻ) làm giảm các nguồn thu thuế.
      Tăng thu và khoan sức dân sẽ không còn dư địa nhiều có lẻ sẽ tập trung 3 nhóm: thuế TNCN, thuế BDS, thuế tiêu thu đặc biệt.

Thị trường chứng khoán 2016- kịch bản nào?:

          Nếu nhìn thuần về TT thì để break vùng đỉnh cần phải có nhóm dẫn dắt. 2 -3 năm nay là nhóm P, và nhóm bank ( chiếm tỉ trọng vốn hóa cao và khả năng lan tỏa diện rộng TT). Hiện tại nhóm P đã thoái trào và chìm vào quên lãng. Câu chuyện nhóm bank 2016 khó lặp lại như 2015 vì 2 yếu tố cơ bản: vùng giá nhóm bank đã cao & câu chuyện M&A bank đã gần xong. Đẫy bank lên cao chỉ làm TT thêm mất cân bằng và xáo trộn vĩ mô. Đấy là nhìn thuần về thị trường ngoài bank và các phân lớp sector khác thuộc nhóm 10 vốn hóa lớn khác nó ko đủ sức lan tỏa TT dù có lên giá. Vì VNM thì chỉ có 1 VNM, MSN cũng thế...

       Có thể nói năm 2015 là 1 năm không thành công của TTCK. Câu chuyện của TTCK VN 2015 vẫn là tỉ giá, trong 2 năm 20132014 chênh lệch dương giữa tăng trưởng cung tiền M2- tăng trưởng tín dụng giúp cho TTCK VN tăng trưởng ( dự trữ ngoại hối tăng mạnh-DTNH là một bộ phận cấu thành M2). Nhưng 2015 mình chắc chắn rằng tăng trưởng M2 nó nằm dưới tăng trưởng tín dụng vì dự trữ ngoại hối bán khá mạnh ( tầm 8-10 tỉ).​
ct.png
(Chart cũ chưa update dữ liệu cả năm)​
    Năm 2016, sbv chỉ có 2 lựa chon : 1 . tăng ls VND. 2. Điều chỉnh tỷ giá.Có lẻ kịch bản 2016, M2 và tang trưởng tín dụng vẫn diển ra như kịch bản 2015 ( và lựa chọn nào cũng đều không tốt cho TTCK)

    Câu chuyên bội chi ngân sách và làn song chuyển đổi công tư ( IPO, thoái vốn DNNN) sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn nữa. Dòng tiền lớn sẽ tham gia vào miếng bánh lớn công tư.

   Chuyển đổi công tư về dài hạn sẽ giúp nền kinh tế hoạt đông hiệu quả hơn nhưng trong ngắn hạn dòng tiền trên TTCK sẽ bị phân tán & nguồn vốn tín dụng cho chứng khoán cũng bị san sẻ trong kênh chuyển đổi công-tư.

   Bối cảnh chứng khoán toàn cầu khi fed tăng ls, xin lấy tư liệu của anh comgaoaotien minh họa. Chart thay lời nói :
       Sau chu kỳ 6 năm tăng, sẽ là năm giảm kinh hoàng.​
x1.jpg ​

x2.jpg
x3.jpg ​

Thứ Hai, tháng 12 28, 2015

[ Cafe buổi sáng]- KHI CỔ PHIẾU XUỐNG GIÁ NÊN PHẢN ỨNG THẾ NÀO

     




Với nhiều Nhà đầu tư, khi cổ phiếu mình đang nắm giữ bị rớt giá 1 cách thảm hại thì rất nhiều người bị loạn chưởng ko hiểu chuyện gì đang xảy ra và cung không biết nên làm gì với cổ phiếu này cho đúng. cắt lỗ ư? Cắt trúng đáy xong nó tăng thì nàm thao? Ôm bom ư, nó cứ giảm thì chết????

Ai cung thừa biết rằng khi cp xuống giá là do nó bị áp lực bán mạnh hơn áp lực mua,thế nhưng để có thể biết đuợc mục đích của áp lực bán trên là gì thì chúng ta phải nhìn, phải soi, phải phân tích trên nhiều góc độ

1/ CỔ PHIẾU BỊ BÁN THÁO DO THỊ TRƯỜNG CHUNG
Ở tromg 1 xu hướng xấu của tt down thì đa số cp tốt xấu gì cung bị bán vì tâm lý thoát ra đứng ngoài của ndt và hành động mượn gió bẻ măng của các tay to,tổ chức lợi dụng đạp nó nhằm mục đích dc mua hàng giá rẻ.
Đối với loại cp này thì xu hướng của nó sẽ thường xuống sao lên vậy khi tt phục hồi.
Các cp đạt tiêu chí này phải bao gồm 1 số điều kiện sau:
- Trước đó ko có 1 đợt tăng giá mạnh do dòng tiền đầu cơ tham gia
- Các chỉ số cơ bản tốt,dn làm ăn tăng trưởng trong 2 năm gần nhất.
- Trước đợt sụt giảm ít nhất 1 tuần vol bán giá xuống ko tăng lên bất thường.
Dòng cp này có thể gọi nôm na như sau: dòng cp đang giao dịch bình thường bất ngờ sụt giảm mạnh

2/ CỔ PHIẾU SỤT GIẢM DO TIN XẤU
Khi 1 cổ phiếu có tin xấu thì tất nhiên sẽ có 1 đợt rớt mạnh ở cp đó và thường cp này chỉ có vài cú bull trong xu hướng cắm đầu và sau đó thì chết luôn ko về dc vùng giá củ.
Cách nhận biết cơ bản của loại này:
- Trước đó là 1 đợt tăng giá mạnh với dầu tiền đầu cơ và tt chung
- Tin xấu ra là tin thật 100% và ảnh hưởng trực tiếp vào nội lực của dn đó.
- Trước đợt giảm ít nhất 1 tuần vol tăng đột biến so với thời gian trước đó
- Trước đó tin tốt ra dày đặt nhưng giá cp ko tăng nổi nữa do lực bán ép xuống khá mạnh.
Với dòng này trong ít nhất 1 năm để giá cp trở lại vùng đỉnh là điều ko thể ( ví dụ dòng P ở tháng 9/2014)
Giải thích thêm cho 1 câu hỏi mà nhiều người sẽ hỏi như sau: tin tốt liên tục, khối lượng tăng cao chứng tỏ tiền vào thì sao mà chết?
Câu trả lời sẽ là : Tốt vậy thì thằng nào đem ra bán mà khớp được khối lượng lớn. Nên nhớ nguyên lý mua bán là chỉ có người mua lầm chứ thằng bán không bao giờ lầm.


3/ CỔ PHIẾU GIẢM DO TIN XẤU CHIM LỢN
- Khi tin xấu do chim lợn tung ra sẽ làm cho tâm lý ndt hoang mang ko bit thực hư và lúc này chỉ cần 1 số lệnh bán mồi đạp giá thì ndt tự khắc hò nhau chạy theo tạo hiệu ứng tuyết lỡ đẩu giá cp giảm sâu.cách nhận diện loại này:
- Tin xấu nếu phân tich kỷ sẽ ko có sự ảnh hưởng trực tiếp lên dn mà chỉ là những suy luận gián tiếp từ cái mồm của bọn lợn thành ra cp đó sẽ thê thảm lắm. Thường thì sẽ là cái kiểu như " thằng A nó ăn trộm thì thằng B ở chung nhà kiểu gì ko dính vào...v..v"
- Trước đó ít nhất 1 tuần cp này ko có vol đột biến bán xuống và thoát hàng.
- Trước đó khoảng 2,3 tháng có rất nhiều thông tin phân tích tốt cho cp này
Đa phần loại cp này sẽ trở về đỉnh củ và sẽ vượt đỉnh.hành động chim lợn chỉ với mục đích rủ hàng,gom hàng lại giá rẻ khi mà lượng hàng ndt bên ngoài đu bám quá nhiều.



4/ CỔ PHIẾU BỊ BÁN XUỐNG KHÔNG CÓ LÝ DO
Cổ phiếu cơ bản tốt nhưng giao dịch khiến cho những nhà đầu tư kiên nhẫn nhất cung phải nổi quạo
Loại này thì trong phiên không có lực bán xuống mạnh và cung không có lực mua lên, giao dịch chán nản.cách nhìn loại này
- Cổ phiếu cơ bản tốt, có triển vọng tăng trưởng nội lực doanh nghiệp tốt
- Giao dịch trong 1 tuần gần nhất rất nản, không có lực mua lên xoay quanh tham chiếu
- Lực bán xuống đẩy giá giảm sâu trong phiên không có
- Cứ ATC là có lệnh bán đạp rớt vài line.
- Thị trường giảm nó giảm theo, thị trường tăng hồi nó đứng im và thậm chí giảm nhẹ
- Tin liên quan không có
Thường thì giao dịch này là kiểu gây nản cho nhà đầu tư, ép nhà đầu tư tự động bán ra mà không cần tốn sức chim lợn, tốn công sức tiền bạc để đạp. Loại cổ phiếu này sau đó sẽ là 1 đợt tăng khá mạnh. Nhưng thực sự cực khó để biết là lúc nào

5/ CỔ PHIẾU GIẢM DO GAME
Loại này gần đây đang diễn ra khá nhiều.nhiều tin tức cho thấy sẽ có game đánh lên nhưng giá cổ phiếu cứ liên tục giảm
Cách nhìn nhận.
- Tin có game được công bố chính thức ( đại loại như M&A, phát hành, thoái vốn...v..v)
- Giá cổ phiếu trước đó ít nhất 1 tuần tăng vol tăng
- Tin ra lực bán mạnh
Loại này sẽ được liệt kê vào kiểu giao dịch nội gián tin ra là bán. Tương lai cổ phiếu này đa số sẽ đi về nơi xa lắc.

Chủ Nhật, tháng 12 27, 2015

Những cú “hố” của thị trường chứng khoán năm 2015

     

Thị trường chứng khoán năm 2015 có những phen mà nhà đầu tư nhận xét là "cười ra nước mắt"

Nguồn: Cafef
JVC – Mừng hụt với bản công bố thông tin cuối tuần
JVC – CTCP Thiết bị y tế Việt Nhật là nỗi đau của rất nhiều nhà đầu tư, cả cá nhân và tổ chức trong năm 2015.
Điều ấn tượng của “vụ JVC” là những thăng trầm cảm xúc mà công ty này mang lại cho NĐT khi im lặng kỳ lạ trước tin đồn, rồi bất ngờ xuất hiện công bố thông tin “vẫn hoạt động bình thường” bằng một văn bản ngắn gọn trong ngày cuối tuần và rồi lại mất tăm khi cổ phiếu tiếp tục lao dốc.
Cảm xúc cuối cùng của những cổ đông của doanh nghiệp này có thể nói là sự tức giận khi tin đồn đã trở thành sự thật. Nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Lê Văn Hướng bị khởi tố vì tội danh “lừa dối khách hàng”, giá cổ phiếu này đã giảm một mạch từ 22.100 đồng trong sự hoang mang và chua xót của các cổ đông. Cho đến cuối năm 2015, giá cổ phiếu JVC vẫn đang loanh quanh mức 6.000 đồng và tình hình hoạt động của công ty dường như vẫn chưa đi vào ổn định dù đã 2 lần thay Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc.
Cổ tức khủng của Kinh Đô và các hệ lụy
Năm 2015, CTCP Kinh Đô (nay là CTCP Tập đoàn Kido) quyết định trả cổ tức đặc biệt cho cổ đông với tỷ lệ 200%. Do chưa từng có tiền lệ, việc chia cổ tức này đã gây ra nhiều bất ngờ cho thị trường chứng khoán.
Ngày 11/08/2015 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt 20.000 đồng của KDC, do đó giá tham chiếu của mã này bị điều chỉnh giảm 20.000 đồng từ 48.200 đồng (đóng cửa ngày 10/08) về 28.200 đồng. Và nhà đầu tư đã không khỏi “nháo nhác” khi VN-Index và đặc biệt là VN30-Index bất ngờ đảo chiều lao dốc đỏ rực trong khi số mã xanh đang nhiều gấp rưỡi số mã đỏ. Nguyên nhân được chỉ ra khi cổ phiếu KDC của CTCP Kinh đô lúc đó đang hiển thị giá đỏ với mức giảm hơn 19.000 đồng.
Nhưng không chỉ thế, do mức cổ tức hiếm có này, những nhà đầu tư quyết định giữ cổ phiếu qua ngày chốt danh sách để hưởng cổ tức đã gặp phải tình huống bị các công ty chứng khoán giải chấp khi giá cổ phiếu điều chỉnh mạnh.

Đấu giá cổ phiếu CTCP Du lịch Đồ Sơn với giá trúng không tưởng
Ngày 24/08/2015,  Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước SCIC bán đấu giá cổ phần tại Công ty Cổ phần Du lịch Đồ Sơn. Tổng số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 450.490 cổ phần với giá khởi điểm 70.400 đồng/cổ phần.
Điểm đặc biệt nhất trong phiên đấu giá này là giá đặt mua cao nhất lên tới 58.563.700.000 đồng (gần 58,6 tỷ đồng). Giá đặt mua thấp nhất là 70.400 đồng.
Như vậy, giá đấu thành công cho cổ phần của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Du lịch Đồ Sơn là 58,6 tỷ/cổ phần, được bán cho 01 nhà đầu tư.
Với tổng số lượng cổ phần bán được là 450.490 cổ phần, tổng giá trị cổ phần bán được là 26.382.361 tỷ đồng (hơn 26 triệu tỷ đồng).
Có lẽ nhà đầu tư này đã ghi nhầm giá đấu khi tưởng nhầm giá ghi trên phiếu là tổng giá trị đấu giá trọn lô. Theo đó, giá mua dự kiến của nhà đầu tư này là 130.000 đồng/cp.
Sau đó, do NĐT bỏ cọc (3 tỷ), việc đấu giá cổ phần của SCIC tại CTCP Du lịch Đồ Sơn đã được tổ chức lại 4 lần, giá khởi điểm của lần 1 và lần 2 lần lượt là 51 tỷ và 40,5 tỷ. Lần thứ 3, SCIC tiếp tục thông báo bán thỏa thuận cả lô với giá 40,5 tỷ đồng/cổ phần. Thỏa thuận lần 3 thất bại, SCIC tổ chức bán đấu giá lần 4 với giá khởi điểm 336.600 đồng/cổ phần vào ngày 7/12/2015.
Các quỹ ETFs làm nhà đầu tư ngã ngựa với cổ phiếu BID
Ngày 13/09/2015, ETF VNM thông báo sẽ mua BID cho kỳ Review quý 3 với tỷ trọng 8%, tương đương 30 – 35 triệu cổ phiếu. Trước đó, hôm 4/9, BID cũng là cổ phiếu duy nhất được thêm vào danh mục chỉ số của FTSE Vietnam Index ETF.
Tuy nhiên, vào ngày 15/09, cả 2 quỹ đã thông báo sẽ không tiến hành thêm BID vào danh mục mua mới cho kỳ Review của Quý 3/2015. Nguyên nhân có lẽ là do các quỹ đã tính toán nhầm lẫn về số lượng cổ phiếu được giao dịch tự do của BID là 718 triệu cổ phiếu trong khi thực tế số lượng cổ phiếu lưu hành của BID trên thị trường chỉ có 2,81 tỷ cổ phiếu vì 337 triệu cổ phiếu hoán đổi của MHB vẫn chưa niêm yết và 276 triệu cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ gần 8,6% vẫn chưa lưu hành.
Việc thêm vào rồi lại loại bỏ khỏi danh mục của các ETFs như vậy là lần đầu tiên xảy ra trên TTCK Việt Nam nên đã gây “sốc” cho rất nhiều nhà đầu tư.
Sau “lần đầu tiên” thì khi các quỹ lại điều chỉnh tỷ trọng của cổ phiếu KDC trong đợt review mới đây, các NĐT đã không quá sốc nữa.

Thứ Bảy, tháng 12 26, 2015

[ Cafe sáng cuối tuần]- 7 điểm mù mà NĐT Chứng Khoán cần tránh

     
Trong đầu tư, “điểm mù” khiến nhà đầu tư không thu được kết quả tốt. Điểm mù là những hành vi bất lợi mà ta không biết nhưng người khác lại thấy rõ. Liz Davidson - giám đốc điều hành của Financial Finesse - đã chỉ ra 7 “điểm mù” mà nhà đầu tư thường mắc phải.

1. Quá tự tin vào khả năng đầu tư của mình
  
Tự tin là đức tính tốt nhưng tự tin thái quá sẽ dẫn đến những sai lầm lớn. Trong những năm qua, chúng tôi đã nghe các nhà đầu tư thú nhận họ không nhận lời khuyên của bất kỳ nhà kế hoạch tài chính, một chuyên gia hay tổ chức chuyên nghiệp nào, mọi quyết định đầu tư đều dựa vào nhận xét của riêng họ.

Tuy nhiên, ngay cả những người tự tin nhất cũng tìm ý kiến tham khảo và quan điểm từ một người khác. Thậm chí nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett cũng có cánh tay đắc lực của mình là Charlie Munger.

Do đó, nhà đầu tư nên tìm kiếm một chuyên gia hay tổ chức để vạch ra cho bạn một chiến lược đầu tư, tránh những sai lầm đáng tiếc trong tương lai.

2. Không chú tâm vào đầu tư

Một sai lầm phổ biến nữa mà chúng tôi thường thấy là nhiều nhà đầu tư lập ra chiến lược và phân phối vốn nhưng sau đó bỏ mặc danh mục đầu tư, không xem xét và quản lý nó. Khi thị trường biến động thì tài khoản của bạn cũng thay đổi. 

Nếu thị trường tăng thì danh mục đầu tư sẽ mang về cho bạn khoản kha khá nhưng sự điều chỉnh có thể nhanh chóng lấy đi khoản lợi nhuận này. Vì thế, nếu bạn bỏ bê danh mục đầu tư thì không nắm bắt được cơ hội từ thị trường. Nếu như quá bận hay vì lý do nào khác, hãy giao phó cho nhà môi giới hay tìm công cụ quản lý danh mục đầu tư.

3. “Đóng băng” phân tích

Nhiều nhà đầu tư chia sẻ điểm yếu của mình đó là họ tiến hành phân tích thị trường nhưng quyết định đầu tư không theo chiến lược đã đề ra. Bản thân tôi cũng như thế vì tôi rất thích phân tích. Tuy nhiên, sự thật là chúng ta đã lãng phí thời gian cho việc phân tích khi chiến lược đầu tư không thực hiện.
Trong trường hợp này, nên tìm gặp những người có khả năng và được hỗ trợ tốt bởi các chuyên gia phân tích như các chuyên gia tư vấn, nhà lập định kế hoạch…

4. Thiếu kiên nhẫn để chờ đợi danh mục “đâm chồi - nảy lộc”

Thật đáng tiếc cho những nhà đầu tư thường thoát ra khỏi thị trường nhanh chóng, họ không chỉ bù lỗ cho các cổ phiếu họ bán ra, mà còn tốn phí giao dịch và thuế.

Các nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn có thể xem xét viết ra một văn bản về chiến lược đầu tư cụ thể để nhắc nhở ý định ban đầu cho mục đích đầu tư của mình (chẳng hạn chấp nhận bao nhiêu % sẽ chốt lời, bao nhiêu % sẽ cắt lỗ…). Điều này có thể giúp kìm giảm động lực bán ra mà không có lý do cụ thể.

5. Để cảm xúc chi phối hoạt động đầu tư

Đây là một trong những điểm yếu phổ biến nhất và khó khăn nhất để vượt qua khi hoạt động đầu tư đang diễn ra khá tốt.

Trường hợp này thường gặp ở các tài khoản chứng khoán của nhân viên một công ty nào đó do họ có sở hữu cổ phần nhưng quên mất nguyên tắc là không có hơn 15% tài sản trong một công ty cổ phần. Chúng tôi cũng thường thấy điều này ở các khoản đầu tư mà được thừa kế hay nắm giữ đã nhiều năm.
Để khắc phục điều này, có hai chiến lược cần phải cân nhắc: một là tìm kiếm nguồn thông tin về các cổ phiếu khác bên ngoài và thường xuyên xem xét nó; hai là viết ra một văn bản về chiến lược đầu tư cụ thể và cũng đừng quên để mắt tới chúng.

6. Đầu tư theo người khác

Một “điểm mù” nữa mà các nhà đầu tư còn “non” kinh nghiệm hay có là đầu tư theo người khác - những người đã quen chịu đựng rủi ro và đầu tư theo tình hình tài chính của họ thay vì của bạn. Trong nhiều trường hợp, họ khuyên người khác thiết lập danh mục theo họ hoặc phô diễn kiến thức đầu tư thay vì giúp đỡ thật sự.

Vì thế, nếu bạn muốn nhận được lời khuyên đúng đắn trong đầu tư thì hãy đi tìm gặp các nhà hoạch định tài chính chuyên nghiệp - họ sẽ “thiết kế” riêng một chiến lược phù hợp với khả năng chấp nhận rủi ro và mục tiêu tài chính của bạn. Nếu bạn muốn có những hướng dẫn xung quanh các khoản đầu tư thì hãy tham gia một chương trình đào tạo tài chính nào đó.

7. Không buộc lựa chọn đầu tư vào các mục tiêu đầu tư

Hãy tự hỏi đầu tư vì mục đích gì. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng đóng khung mục tiêu để quyết định phân bổ đầu tư.

Nhiều người cảm nhận được một số điểm yếu của mình khá tốt mà không cần người khác chỉ ra. Nếu được như thế thì bạn cũng cố gắng đưa ra các chiến lược để giảm thiểu chúng. Đó là một điều khá hữu ích.

Warrent Buffett- Hãy sống thật giản dị và không ngừng đầu tư

     
Warrent Buffett - cái tên luôn nằm trong top đầu danh sách những người giàu có nhất hành tinh - nói rằng: “Đừng dùng thẻ tín dụng, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung đầu tư cho chính bản thân mình”.

Người giàu có thứ ba của thế giới đã làm giàu như thế nào và cuộc sống thường nhật của ông ra sao? Hãy xem lối sống giản dị và khiêm tốn của ông qua buổi phỏng vấn được đài CNBC thực hiện trong một giờ đồng hồ.
blogchungkhoan.com

1. Ông bắt đầu mua cổ phiếu năm 11 tuổi và đến giờ ông vẫn cảm thấy hối tiếc vì đã không mua sớm hơn.

2. Ông đã mua một trang trại nhỏ vào năm 14 tuổi bằng số tiền dành dụm được từ việc giao báo.

3. Ông vẫn sống trong một căn nhà nhỏ với 3 phòng ngủ ở ngoại vi thành phố Omaha. Ông mua căn nhà này cách đây 50 năm, sau khi ông vừa kết hôn. Ông cảm thấy mình sống thật đầy đủ và tiện nghi trong căn nhà ấy, và nhà ông không hề có tường rào để bảo vệ.

4. Ông luôn tự lái xe và không hề thuê tài xế hay bất kỳ một người nào để bảo vệ ông.

5. Ông không bao giờ sử dụng phi cơ riêng mặc dù ông sở hữu một công ty sản xuất phi cơ lớn nhất thế giới.

6. Tập đoàn Berkshire Hathaway của ông đang điều hành đến 63 công ty con. Hàng năm, ông chỉ viết một lá thư để liên lạc với các giám đốc điều hành của 63 công ty này để hoạch định mục tiêu hoạt động trong năm. Ông không bao giờ triệu tập họp mặt hay gọi điện cho họ theo định kỳ như các tập đoàn khác. Ông chỉ đạo các tổng giám đốc điều hành làm việc theo hai quy tắc mà thôi. Quy tắc 1: Đừng bao giờ làm mất tiền của cổ đông. Và quy tắc 2: Luôn ghi nhớ quy tắc 1.

7. Ông không thích tham gia các cuộc hội hè, đình đám với tầng lớp thượng lưu của xã hội. Sau những giờ làm việc căng thẳng, ông lại trở về nhà, tự làm cho mình một túi bắp rang bơ và thong dong xem truyền hình.

8. Bill Gates, nhân vật giàu có nhất thế giới, đã gặp ông cách đây năm năm. Bill nghĩ giữa hai người chẳng có điểm tương đồng nào, vì thế Bill chỉ dự định gặp ông trong khoảng nửa giờ đồng hồ. Thế nhưng, trên thực tế, cuộc gặp mặt này kéo dài đến 10 giờ đồng hồ. Và từ đó, Bill Gates thật sự khâm phục Warren Buffet.

9. Warren Buffet không dùng điện thoại cầm tay, cũng chẳng có cái máy tính nào trên bàn làm việc của ông cả.

Ông đã nhắn nhủ với thế hệ trẻ như sau: “Đừng dùng thẻ tín dụng, tất cả những gì bạn cần làm là tập trung đầu tư cho chính bản thân mình và hãy nhớ rằng:

- Tiền bạc, của cải không tạo ra con người; chính con người mới tạo ra những thứ ấy. 
- Hãy sống thật đơn giản và giản dị như chính con người của bạn. 
- Đừng bao giờ làm theo lời người khác. Đó chỉ là ý kiến tham khảo cho bạn mà thôi. Hãy làm những gì bạn cho là đúng và đem lại cảm giác thoải mái cho bạn. 
- Đừng phung phí tiền bạc cho những thứ không cần thiết, hãy sử dụng thật hiệu quả đồng tiền của bạn cho những người thật sự cần giúp đỡ.
Cuối cùng, cuộc sống là của riêng bạn, vậy thì tại sao lại để người khác định đoạt nó?

Thứ Sáu, tháng 12 25, 2015

Khương Tử Nha câu cá chờ thời

     

Bình luận của Haichung:   Nói về điển tích “Câu cá chờ thời” của Khương Thái Công chỉ cho mọi người thấy được đức tính kiên nhẫn của người làm việc lớn. Dù đã ngoài 80 tuổi không tham làm quan vì thấy thời thế thay đổi, nhưng cách sống kiên nhẫn để đợi thời cơ làm nên sự nghiệp lớn của ông khiến cho hậu thế ai cũng phải kính trọng, nể phục. Có thể nói đó là một giai thoại hết sức hào hùng, to lớn.      
    Nói về Khương Tử Nha thì có rất nhiều điển tích, truyền thuyết khác nhau, kể cả điển tích “Câu cá chờ thời” của ông được các nhà nghiên cứu lịch sử cũng cho là không có thực. Nhưng nói gì thì nói không ai có thể phủ nhận được một điều là tài dụng binh và trị quốc hiếm có vào bậc kỳ tài như ông. Được người đời tôn xưng Khương Thái Công đáng tôn kính và trang trọng.
     Khương Tử Nha tên thật là Khương Thượng, tự Tử Nha, quê ở Đông Hải, sống vào thế kỷ 12 TCN . Từ đời vua Thuấn đến đời nhà Hạ, tổ tiên của ông ở được phong hầu ở đất Lã nên lấy họ là Lã. Sau đến nhà Thương phong hầu lại cho các tướng lĩnh, đại thần khai quốc nên tổ tiên của ông trở thành thường dân và lấy họ là Khương. Nên dân gian cũng có tên gọi ông là Lã Vọng.
    Khương Tử Nha có một thời gian làm quan ở Triều Ca nhưng chán ngán cảnh thời vận triều đình ngày càng suy vi nên bỏ lên núi Côn Lôn học đạo. Khi tuổi đã già ông đến đất Tây Kỳ (Tây Chu sau này) sống ấn dật nơi thác sâu rừng thẳm, núi non cao ngất.
Lúc bấy giờ triều đại Ân Thương đã đến độ suy kiệt, dân chúng lầm than. Trụ Vương là ông vua nỗi tiếng dâm lạc chỉ biết hưởng thụ mà lại bất nhân. Vì say mê nàng Đắc Kỷ, ông ta đã cho xây Tửu Trì và Nhục Lâm để cùng tham thú nhục dục, trai gái thác loạn ở bên trong. Để ngắm tinh tú và muốn sánh ngang với các vị thần tiên lại bắt dân chúng và nô lệ huy động cả vạn người để xây Lộc Đài. Triều thần bấy giờ rất bất mãn với sự bạo ngược, hoang dâm vô độ của Trụ Vương lên tiếng can gián đều bị chịu những hình phạt rất tàn khốc, trong đó có Sái Bồn (Hầm rắn sâu) và Bào Lạc (Ống đồng nung). Các chư hầu lúc đó phò nhà Thương không chịu nỗi với sự tàn bạo, mất nhân tính của của Trụ Vương nên đồng loạt phản kháng.
       Trong đó có Tây Bá Hầu Cơ Xương (tức Chu Văn Vương sau này) nhiều lần can gián cũng bị Trụ Vương bắt nhốt ở Dữu Lý và giết luôn cả người con trai của của ông. Chịu nhục phải ăn thịt con của mình để được về nước, Cơ Xương căm hận Trụ Vương nên đứng lên phạt Trụ. Để cũng cố lực lượng, Cơ Xương đã âm thầm chiêu binh mãi mã, đãi ngộ hiền tài, lấy nhân nghĩa trị quốc nên Tây Chu ngày càng lớn mạnh.
        Khương Tử Nha đoán được thời vận nhà Thương sắp tàn nên ngày ngày ra câu cá ở bờ sông Vị chờ thời cơ để lập nghiệp lớn. Hơn bao năm ngồi câu cá chờ thời, dân chúng trong vùng cho là ông là kẻ quái nhân khác người, có người lại nói ông là kỳ nhân dị sỹ có chí lớn hơn người. Cơ Xương nghe được tin đồn và sự giới thiệu của tôi thần nên có lòng ngưỡng mộ đã xa giá đến sông Vị được diện kiến thánh nhân.

       Đúng như lời đồn, Cơ Xương đến bờ sông Vị thì thấy ông lão tóc bạc phơ phong thái như thần tiên đang ngồi trên thạch bàn ung dung buông cần câu, lúc này Khương Tử Nha đã 80 tuổi. Cơ Xương vội bước đến hạ mình kính thỉnh vị lão ông để hỏi chuyện.
   “Dám hỏi vị lão tiều phu tên họ là gì sao lại ngồi đây câu cá phong thái tự tại như vậy ?”
    “Lão đến đây câu không phải mong đợi được cá !” Khương Tử Nha ung dung trả lời.
       Các bầy tôi của Cơ Xương thấy vậy liền tò mò đến chỗ ông lão xem thử, nắm dây câu thì lưỡi câu thẳng lỳ như lời đồn của mọi người. Bất ngờ với lời đồn đúng như sự thật, nên Cơ Xương càng tỏ ra kính trọng bậc tiền bối và hành lễ.
      Tử Nha vẫn ung dung : “Lão phu vẫn có thói quen câu cá bằng lưỡi thẳng không cần mồi, cá không cần phải cắn câu, nhưng đang đợi người có lòng sẽ tự động cắn câu !”.
     Lúc này Cơ Xương hiểu được ý nghĩa sâu xa của Tử Nha vội lạy tạ mong được sự phò tá của ông. Khương Tử Nha cười lớn, bỏ cần câu xuống vội vàng đỡ lễ của Cơ Xương tự xưng danh tính :
“Lão phu họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha xin bái kiến Hầu gia !”
     Cơ Xương liền hỏi Tử Nha về thời thế bây giờ phải làm sao. Tử Nha liền khẳng khái nói thẳng :
“Triều đình nhà Thương đã đến hồi suy tàn. Trụ Vương vô đạo, bất nhân khiến cuộc sống của muôn dân bách tính lầm than, ai oán khắp nơi. Chư hầu các nơi bất mãn nổi dậy khiến cho thiên hạ ngày càng thêm dâu sôi lửa bỏng. Dám hỏi Hầu gia được muôn dân kính trọng sao không tự mình tập hợp các chư hầu đứng lên phạt Trụ, tự lập cơ nghiệp cứu muôn dân khỏi cảnh khổ ?”
     Cơ Xương nge được những lời này như bật sáng trong lòng càng quả quyết đứng lên phạt Trụ và đích thân mời Khương Tử Nha ngồi chung xa giá cùng bàn luận chuyện trị quốc.
    Về sau với tài an bang trị quốc bình thiên hạ, Khương Tử Nha đã lập nhiều công lao hiển hách trong công cuộc phạt Trụ, lập ra triều đại nhà Chu, và ông được phong hầu ở đất Tề, tức là Tề Thái Công sau này.

Lý thuyết trò chơi và cuộc chiến dầu mỏ toàn cầu

     

Lý thuyết trò chơi và cuộc chiến dầu mỏ toàn cầu
Dầu mỏ là mặt hàng chiến lược tối quan trọng đối với các quốc gia. Nó là nguồn năng lượng đầu vào cho guồng máy kinh tế. Dầu là nguồn thu nhập quan cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, khác với không khí, mặc dù ai cũng cần nhưng dầu mỏ không được phân bổ đồng đều cho toàn thế giới.
Hiện nay, Nga và các nước OPEC (Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Saudi Arabia, United Arab Emirates, Venezuela) là các nước xuất khẩu dầu lớn nhất. Mỹ, Canada gần đây cũng bắt đầu đẩy mạnh khai thác dầu từ đá phiến nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Các nước trên thế giới đa phần đều phải nhập khẩu dầu. Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Indonesia là các quốc gia khát dầu nhất. Ở góc độ cung cầu, khi giá dầu giảm thì sẽ có lợi cho các quốc gia nhập và bất lợi cho các quốc gia xuất khẩu. Một cuộc chơi có tổng bằng không.
Ngoài ra, thị trường dầu mỏ còn có sự tham gia của các hoạt động tài chính từ các quỹ đầu cơ. Chính các quỹ này đã đóng góp tới gần 60% nhân tố làm cho giá dầu tăng giảm. Mặc dù không có nhu cầu sử dụng dầu mỏ trực tiếp nhưng hoạt động mua bán các hợp đồng dầu mỏ tương lai với giá trị rất lớn và tần suất giao dịch cao của các quỹ đầu cơ khiến cho thị trường không phản ánh đúng cung cầu của thị trường dầu mỏ thế giới. Đối với các quỹ đầu cơ, cho dù giá dầu có tăng hay giảm, đối với họ đều có thể tạo ra lợi nhuận nếu như họ dự báo và giao dịch đúng chiều biến động. Và khi khối lượng giao dịch lớn, chính họ lại là người tạo lập thị trường.
Tham gia vào thị trường này có nhiều người chơi: người nhập khẩu, người xuất khẩu và những kẻ đầu cơ. Việc tìm hiểu thị trường dầu mỏ, phân tích nó một cách toàn diện lợi hại của các người chơi đòi hỏi có một khung lý thuyết hiện đại và phù hợp. Và đó chính là Game Theory, lý thuyết trò chơi, trong kinh tế học.
Lý thuyết trò chơi - Game theory là lý thuyết nghiên cứu về mâu thuẫn và sự hợp tác. Lý thuyết này phù hợp để nghiên cứu hành vi của các tác nhân (người chơi – player) mà các hành vi này là không độc lập với nhau.
Lịch sử nghiên cứu Game theory bắt nguồn từ 1838 bởi công trình của Antoine Cournot và sau đó được phát triển sâu hơn bởi nhà toàn học John von Neumann vào năm 1928. Năm 1950, John Nash phát triển các lý thuyết về trạng thái cân bằng của trò chơi.
Các khái niệm cơ bản của Game theory bao gồm:
Người chơi: là cá nhân, tổ chức, quốc gia tham gia vào các hành vi trong cuộc chơi
Kiến thức chung: lý thuyết này giả định rằng các người chơi có nền tảng chung kiến thức về lợi ích của mình và hành động sao cho tối đa hóa lợi ích
Lợi ích: là lợi ích thu được bằng tiền hoặc hình thức khác khi người chơi thực hiện 1 hành vi
Chiến lược lấn át: là chiến lược hành động đem lại lợi ích tốt nhất cho người chơi không xét đến hành vi của người chơi khác
Cuộc chơi mở rộng: là cuộc chơi mô tả theo dạng hình cây theo đó, mỗi người chơi sẽ hành động tuần từ và người chơi sau sẽ biết thông tin về hành vi của người chơi trước để dựa vào đó ra quyết định.
Cuộc chơi ở dạng chiến lược: là cuộc chơi mô tả theo dạng bảng theo đó các người chơi sẽ đồng thời lựa chọn các hành vi có thể. Lợi ích của họ sẽ phụ thuộc vào lựa chọn hành vi của người chơi khác.
Cuộc chơi có tổng bằng không: là cuộc chơi theo đó lợi ích của người này sẽ đánh đổi bởi  lợi ích của người khác.
Ứng dụng Game theory trong phân tích thị trường dầu mỏ
Cuộc chơi xác định sản lượng và giá cả dầu mỏ trên thị trường là cuộc chơi có sự tham gia của nhiều người chơi. Hiện nay cuộc chơi lớn nhất là giữa Mỹ, Opec và Nga. Mỹ với năng lực khai thác dầu đá phiến đã liên tiếp đẩy nguồn cung lớn ra thị trường khiến giá dầu sụt giảm.

Điều này khiến các quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ bị ảnh hưởng lớn. Nền kinh tế Nga chao đảo, đồng Rup mất giá. Các quốc gia Opec họp khẩn để quyết định xem có cắt giảm sản lượng hay giữ nguyên hay thậm chí tăng để bước vào cuộc chiến về giá với Mỹ. Trong cuộc chơi này, ai có tiềm lực và sức chịu đựng giỏi sẽ tồn tại. Venezuela, một quốc gia Nam Mỹ phụ thuộc vào xuất khẩu dầu cũng đang bờ vực sụp đổ. Cuộc chơi này không chỉ đơn thuần là kinh tế, nó nhuốm màu sắc chính trị vì Nga, Venezuela và các nước Trung Đông là đối thủ chính trị của Mỹ, là mục tiêu kiểm soát của Mỹ.
Bảng trên mô phỏng cuộc chơi tăng giảm sản lượng dầu mỏ của Mỹ và OPEC.
Bảng trên mô phỏng cuộc chơi tăng giảm sản lượng dầu mỏ của Mỹ và OPEC.
Mỹ và OPEC sẽ có hai lựa chọn hành vi tăng hoặc giảm sản lượng. Sự kết hợp các cặp hành vi sẽ tạo ra lợi ích mà Mỹ và OPEC có được khi thực hiện hành vi đó. Thông tin về lợi ích sẽ có chỉ Mỹ và OPEC biết chính xác nhất sẽ điền con số nào vào bảng trên.
Chúng tôi mô phỏng các con số từ 0 đến 2 và đây là một tình huống có thể phân tích.
Rõ ràng với giả định lợi ích trên, Mỹ luôn muốn tăng sản lượng vì đây là chiến lược lấn át với lợi ích kì vọng là 1 so với phương án giảm sản lượng với lợi ích kì vọng 0,5.
Opec chỉ có thể đạt lợi ích lớn nhất khi Mỹ và Opec cùng giảm sản lượng. Khi đó Opec thu được 2 và Mỹ thu được 0,5. Các giả thiết lợi ích trên phản ánh khá chính xác diễn biến cuộc chiến hiện tại.

Bất kì khi nào các lợi ích thay đổi, cuộc chơi sẽ có một kết cục khác. Nếu chúng ta thêm các tác nhân khác như quỹ đầu cơ, nước nhập khẩu dầu vào thì sẽ có một ma trận hành vi 3 chiều. Nhưng việc đó là phức tạp vượt quá khuôn khổ bài viết này.

Nhận định TT ngày 25/12 và những cố phiếu tích lũy trong ngắn hạn

     
NHư dư đoán TT sẽ quay về test lại ngưỡng 560 ...và hiện đang tích lũy tại khu vực này .
hôm nay ngày 25/12 khả năng TT sẽ vượt qua 567 để tạo ra một cái Chart đẹp ...thanh khoản TT sẽ vẫn thấp do cuối năm và hai nữa đây là giai đoạn tăng trong nghi ngờ . 
   Những mã sẽ tạo ra con sóng ngắn hạn tiếp theo :
-Dầu khí ; GAS , PVD, PVB
- Thép : VGS.,VIS
- Bất động sản : SCR .FLC 
- Ngoài ra còn có một số mã của các ngành như : MSN , VE9 , SD5 ,SD9. .VTV ,VTH, CTA,......vv..

Thứ Năm, tháng 12 24, 2015

Trong kinh doanh Chứng Khoán- Đúng hay Sai không quan trọng

     
Thị trường tài chính đã trải qua hàng trăm năm, và tại đây luôn có những nhà đầu tư lỗi lạc, những huyền thoại mà quan điểm hay lời khuyên của họ luôn có sức ảnh hưởng và có giá trị bất chấp sự thay đổi liên tục của thị trường.



Dưới đây là 10 câu nói ấn tượng với các nhà đầu tư tài chính nhiều thập kỷ qua.


1. “Hiểu được hai từ ‘giá trị’ đồng nghĩa với việc hiểu được ý nghĩa của thị trường” – Charles Dow



Charles Dow

Năm 1896, nhà báo Charles Dow đã phát minh ra Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones. Những quan điểm của ông về cổ phiếu luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Charles Dow là nhà đồng sáng lập của Dow Jones and Company. Ông cũng là nhà sáng lập the Wall Street Journal – một trong những tờ báo được đánh giá cao nhất trên thị trường tài chính thế giới. Dow đã phát triển hàng loạt những nguyên lý giúp tìm hiểu và phân tích thị trường tài chính ví dụ như Lý thuyết Dow.


2. "Đôi khi, ngay cả những nhà đầu tư thông minh cũng cần có ý chí mạnh mẽ để tránh đi theo đám đông." – Benjamin Graham



Benjamin Graham
Benjamin Graham là cha đẻ của công cụ "Mr Market” (để ngầm chỉ một sự thật rằng giá cả chứng khoán có sự dao động rất lớn, và chính điều này sẽ mang lại cho những nhà đầu tư khôn ngoan cơ hội để mua khi giá giảm và bán khi giá tăng) – đồng thời cũng là nhà quản lý đầu tư và nhà giảng dạy về tài chính xuất sắc. Ông viết 2 quyển sách kinh điển về đầu tư (“Phân tích đầu tư chứng khoán” và “Nhà đầu tư thông mình”) mà không có tác phẩm nào so sánh được về tầm quan trọng. Ông được toàn thế giới thừa nhận như là cha đẻ của hai phương pháp đầu tư cơ bản – phân tích cổ phiếu và đầu tư giá trị. Ông cũng nổi tiếng vì là thày và là người cố vấn dày dạn kinh nghiệm cho tỷ phú Warren Buffet cũng như nhiều nhà đầu tư nổi tiếng khác. Bản thân Warren Buffet cũng thừa nhận rằng trong ông có đến 85% Ben Graham.


3. "Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi, phát triển nhờ sự lạc quan và chết bởi sự thỏa mãn – Sir John Templeton







Sir John Templeton



Là người tiên phong trong việc sử dụng quỹ tương hỗ đa dạng hóa toàn cầu, Sir Templeton là nhà đầu tư cổ phiếu người Anh gốc Mỹ, đồng thời cũng là một nhà từ thiện. Tạp chí Money từng mệnh danh Templeton “là người lựa chọn cổ phiếu toàn cầu tài ba nhất trong lịch sử”.
Templeton lựa chọn quan điểm tránh xa phố Wall bằng cách đầu tư chủ yếu vào thị trường Anh và Nhật Bản. Chính điều này đã giúp ông trở thành một tỷ phú giàu có và đi đầu xu hướng đầu tư toàn cầu. Hiện Templeton làm việc toàn thời gian trong vai trò của một nhà từ thiện, mỗi năm ông tặng khoảng 40 triệu đôla cho các quỹ từ thiện song ông vẫn hết sức tận tụy với năng khiếu thiên bẩm của mình “nghiên cứu về đầu tư chứng khoán”. Cũng nhờ có các nghiên cứu chuyên sâu về thị trường, việc hoạch định tính toán thời gian của Templeton luôn hoàn hảo đến mức tuyệt đối. Ngay từ giai đoạn đầu tiên của thời kỳ cổ phiếu ngành công nghệ và Internet bùng nổ những năm 1990, Templeton đã có được vị trí đáng kể trên thị trường cổ phiếu của lĩnh vực này và kiếm về cho mình cả một gia tài.


4. “Trừ khi nợ quốc gia là quá lớn, nhìn chung nó không phải là vấn đề đáng ngại” – Alexander Hamilton



Alexander Hamilton xuất hiện trên tờ bạc 10 USD.
Hamilton là Bộ trưởng Tài chính đầu tiên của nước Mỹ và quan điểm của ông có ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Mỹ cả trong quá khứ lẫn trong hiện tại. Hamilton cũng chính là người đề xuất thành lập Ngân hàng Trung ương đầu tiên của Mỹ khi Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng với lập luận rằng nếu không thành lập ngân hàng trung ương để nhận sự đầu tư của nước ngoài đổ vào thì Chính phủ sẽ sụp đổ rất nhanh. Đề xuất này đã trải qua quá trình hiện thực hoá không được suôn sẻ khi bị rất nhiều chính khách phản đối, nhưng cuối cùng cũng được thông qua bởi Tổng thống Washington và mô hình của nó chính là tiền thân của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) ngày nay.


5. “Mua cổ phiếu mà không hiểu biết về công ty cũng giống như đọc chữ mà không hiểu gì" – Peter Lynch





Peter Lynch

Peter Lynch là anh hùng của giới đầu tư chứng khoán với quỹ đầu tư Fidelity trong suốt nửa sau thế kỷ 20. Ông cũng là một huyền thoại phố Wall với nhiều cuốn sách phân tích sắc sảo. Rất nhiều nhà đầu tư coi Peter là bậc thầy tài ba và là tấm gương đầu tư để họ noi theo. Họ luôn nghiên cứu sát sao những tác phẩm của ông như “chiến thắng trên phố Wall” hay “Học cách làm giàu” v.v… Đây được xem là bảo bối cho những chiến lược đầu tư quan trọng của nhiều người, trong đó Peter đã tổng kết 3 nguyên tắc cơ bản nhất đó là: Chỉ mua những cổ phiếu quen thuộc, tự mình nghiên cứu và đầu tư dài hạn.



6. “Trong kinh doanh, đúng hay sai không quan trọng, cái quan trọng là nếu đúng sẽ có được bao nhiêu tiền, và nếu sai sẽ mất bao nhiêu tiền” – George Soros





George Soros



Cái tên George Soros đã trở nên hết sức quen thuộc với phố Wall cũng như với toàn thế giới. Người ta biết đến ông như một nhà tỷ phú thành công nhất trong lĩnh vực đầu tư tư bản. Tỷ phủ người gốc Hungary này là chủ tịch của Quỹ đầu tư Soros và là một trong những nhà đầu cơ lỗi lạc nhất trong lịch sử thị trường tài chính thế giới. Năm 2004, George Soros đứng thứ 24 trong danh sách những người giàu nhất thế giới với giá trị tài sản 7,2 tỷ USD. Đứng thứ 24 thế giới nhưng nhà tỷ phú gốc Do Thái này nổi tiếng là nhân vật số một trong giới tài chính. Người ta tin rằng ông có thể một tay che cả bầu trời, làm mất giá bất kỳ đồng tiền mạnh nào trên thế giới hay gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế bởi những cư dân của phố Wall và thị trường tài chính London luôn dõi theo và sẵn sàng dập khuôn theo ông.
Theo các nhà phân tích, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, hoạt động kinh doanh của ông mang tính trục lợi rất cao, đầu tư những khoản tiền lớn nhưng mang nhiều tính đánh bạc trên cơ sở những biến động của thị trường tài chính toàn cầu. Do đó, sau sự kiện này, nhất cử nhất động của George Soros đều thu hút sự chú ý đặc biệt của các quan chức Chính phủ và ngân hàng trung ương của tất cả các nước.

7. “Tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm giàu. Hãy sợ hãi khi người khác tham lam và hãy tham lam khi người khác sợ hãi” – Warren Buffett





Warren Buffett



Warren Buffett là một nhà đầu tư, doanh nhân và nhà từ thiện lỗi lạc người Mỹ. Ông được coi là một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới, cổ đông lớn nhất kiêm Giám đốc điều hành hãng Berkshire Hathaway. Ông được gọi là "Huyền thoại đến từ Omaha" hay "Hiền tài xứ Omaha".
Ông rất nổi tiếng do sự kiên định trong triết lý đầu tư theo giá trị cũng như lối sống tiết kiệm dù sở hữu khối tài sản khổng lồ. Warren Buffet từng được coi là “thầy phù thuỷ” trên thị trường chứng khoán, mỗi động thái của ông luôn được dõi theo hàng ngày bởi hàng nghìn nhà đầu tư trên thế giới.


8. “Đầu tư vào tri thức sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất” – Benjamin Franklin





Benjamin Franklin

Benjamin Franklin là một trong những người thành lập nước Mỹ. Ông là một chính trị gia, một nhà khoa học, một tác giả, một thợ in, một triết gia, một nhà phát minh, nhà hoạt động xã hội, một nhà ngoại giao hàng đầu.


9. “Điều quan trọng không phải là bạn kiếm đựơc bao nhiêu tiền mà là giữ được bao nhiêu tiền và số tiền đó đã sinh sôi nảy nở như thế nào, và bạn giữ được số tiền kiếm được cho bao nhiêu thế hệ” - Robert Kiyosaki





Robert Kiyosaki.



Robert Kiyosaki là một nhà đầu tư, doanh nhân đồng thời là một tác giả. Kiyosaki nổi tiếng bởi cuốn sách "Rich Dad, Poor Dad" (Cha Giàu, Cha Nghèo), từng được xếp vào số 10 cuốn sách bán chạy nhất trên cả The Wall Street Journal, USA Todayvà New York Times. Trong cuốn "Rich Kid Smart Kid" của mình, với mục đích giúp cha mẹ dạy con cái quan niệm về tài chính của họ, ông đã sáng chế ra trò chơi "Cashflow" dành cho người lớn và trẻ em. Ông cũng tham gia các bài phát biểu trên khắp thế giới, đồng thời viết một chuyên mục hàng tuần trên trang Yahoo Tài chính.


10. "Trong chớp mắt thị trường có thể cướp đi mọi thứ của bạn" – Jim Cramer





Jim Cramer.

Jim Cramer là chuyên gia đầu tư chứng khoán, nhà quản lý quỹ, và cũng là người dẫn chương trình "Mad Money" trên đài truyền hình CNBC. Ông cũng là nhà đồng sáng lập của trang web tài chính nổi tiếng TheStreet. 31 năm trong nghề, người dẫn chương trình "Mad Money" thường đưa ra khuyến nghị thành công mua vào, chứ không phải bán ra khi thị trường đang trong những thời điểm đầy rủi ro như thời điểm thị trường chạm đáy năm 1987 hay thị trường tụt dốc chớp nhoáng sau vụ tấn công kinh hoàng 11/9 tại Mỹ.