Thứ Tư, tháng 1 27, 2016

Những điểm NĐT cần lưu ý trong năm 2016

     
Năm 2016, dự báo sẽ là một năm bản lề đánh dấu sự quay lại của mô hình tăng trưởng cũ kiểu ở Việt Nam.
[​IMG]
Đó là nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng nhờ sự gia tăng xuất khẩu, đầu tư và tín dụng, cũng như sự hồi phục của thị trường bất động sản và tiêu dùng cá nhân. Đi kèm với mô hình này là hệ quả: lạm phát và thâm hụt thương mại.​
Viễn cảnh tăng trưởng tốt hơn
Báo cáo Taking Stock của Ngân hàng Thế giới (WB) phát hành vào đầu tháng 12/2015 đánh giá, triển vọng kinh tế của Việt Nam trong trung hạn khá lạc quan và tăng trưởng GDP có thể đạt 6,6% trong năm 2016.​
Theo báo cáo này, Việt Nam vượt qua các cú sốc từ bên ngoài khá tốt trong năm 2015 nhờ vào sự cải thiện của nhu cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng xuất khẩu ổn định, lạm phát ở mức thấp và niềm tin được cải thiện.​
"Nếu lạm phát tăng trở lại mức trên 4% mà lãi suất VND không tăng phù hợp, đồng VND sẽ đứng trước sức ép mất giá, nhất là khi đồng tiền của nhiều nền kinh tế khác ở châu Á, bao gồm Trung Quốc cũng đang trên đà mất giá".

Người viết tin rằng, nhu cầu nội địa và tăng trưởng xuất khẩu nhiều khả năng sẽ duy trì được xu thế ổn định trong năm 2016. Đây là một tín hiệu tốt vì đó là hai động lực tăng trưởng có tính cốt lõi của nền kinh tế.​
Sự ổn định của hai động lực tăng trưởng nêu trên cộng thêm mối quan tâm và nhận định lạc quan của NĐT trong và ngoài nước đối với bất động sản ở Việt Nam thời gian gần đây sẽ giúp kéo dài sự hồi phục của thị trường bất động sản và kéo theo sự gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng, máy móc, thiết bị.​
Đối với các ngân hàng, đây là tin tốt vì những tài sản thế chấp dưới dạng bất động sản sẽ lên giá và do đó các ngân hàng có thể giảm bớt gánh nặng về nợ xấu. Đây cũng là tin tốt cho lĩnh vực xây dựng, vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp phụ trợ, hạ tầng và hàng tiêu dùng trong nền kinh tế.​
Sự trở lại của lạm phát và nhập siêu: rủi ro tỷ giá tăng và lãi suất khó giảm
Sự quay trở lại của mô hình tăng trưởng cũ tất yếu kéo theo một hệ quả khó thể tránh khỏi là lạm phát. Nếu năm 2015 là năm bản lề đánh dấu sự quay lại của nhập siêu (Bộ Công thương ước tính có thể lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015) sau 3 năm xuất siêu liên tiếp, thì năm 2016 có thể sẽ đánh dấu sự quay lại của cả “bộ đôi” nhập siêu và lạm phát.​
Khi Việt Nam quay trở lại mô hình tăng trưởng “bình thường” vốn có, tiêu dùng và giá cả gia tăng là điều tất yếu. Mức lạm phát thấp kỷ lục của năm 2015 sẽ khó lặp lại và nếu không có chính sách thắt chặt tiền tệ hợp lý, một mức lạm phát trên 4% trong năm 2016 nhiều khả năng sẽ xảy ra.​
Nếu lạm phát tăng trở lại mức trên 4% mà lãi suất VND không tăng phù hợp, đồng VND sẽ đứng trước sức ép mất giá, nhất là khi đồng tiền của nhiều nền kinh tế khác ở châu Á, bao gồm Trung Quốc cũng đang trên đà mất giá. Khi đó, rất có thể Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phải hạ giá VND trong năm 2016.​
Quy mô biến động tỷ giá VND là một ẩn số, tùy thuộc vào quan điểm và độ kiên trì với chính sách giữ tỷ giá ít biến động của NHNN. Dự báo, NHNN sẽ kết hợp chính sách lãi suất cao hơn để kiềm chế lạm phát, đồng thời duy trì tính hấp dẫn của VND so với USD, với chính sách điều chỉnh cho VND hạ giá thêm.​
Nếu NHNN thực hiện chính sách tiền tệ như vậy, rủi ro tỷ giá với các doanh nghiệp có các khoản nợ và doanh thu bằng ngoại tệ sẽ tăng lên. Vì vậy, trong năm 2016, các NĐT cần thận trọng với những doanh nghiệp có rủi ro tỷ giá lớn. Những doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi biến động tỷ giá và ít vay nợ nước ngoài sẽ an toàn hơn và dễ được các chuyên gia và NĐT ưu ái hơn.​
Về dài hạn, sự trở lại của lạm phát và mặt bằng lãi suất cao hơn, đi kèm với sức ép mất giá đồng tiền do nhập siêu tăng trở lại sẽ hạn chế dần sự lạc quan với triển vọng tăng trưởng dài hạn của Việt Nam.

Tuy nhiên, những điều này nhiều khả năng chỉ hiện rõ vào thời điểm cuối năm và Chính phủ hoàn toàn có thể kiểm soát để cho các yếu tố đó không gây sốc cho nền kinh tế.

Nói cách khác, trong nửa đầu năm 2016, tăng trưởng sẽ vẫn ổn định, tâm lý lạc quan một cách thận trọng và xu thế mở rộng trong nền kinh tế nhiều khả năng được duy trì.


Rủi ro với tăng trưởng ở Việt Nam: diễn biến ở Mỹ và Trung Quốc
Biến động tỷ giá và lãi suất ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi mặt bằng lãi suất đồng USD và tỷ giá của các đồng tiền trong khu vực so với đồng USD. Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào cuối năm 2015 cho thấy, thời kỳ lãi suất USD rẻ đã đi qua. Vấn đề là nếu lãi suất USD tăng quá nhanh, nguy cơ dòng vốn nước ngoài giá rẻ trước đó đổ vào các nền kinh tế mới nổi ở châu Á sẽ chảy ra mạnh.​
Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến dòng vốn ngắn hạn đổ vào TTCK của Việt Nam, mà còn tạo ra rủi ro tỷ giá lớn hơn do đồng tiền nhiều nền kinh tế mới nổi sẽ mất giá mạnh hơn so với USD khi dòng vốn tháo chạy ra khỏi nước họ. Khi đó, sức ép mất giá của VND sẽ mạnh hơn, kéo theo đà tăng của lạm phát và suy giảm niềm tin vào sự ổn định vĩ mô của Việt Nam.​
Một rủi ro khác đến từ phía nước láng giềng Trung Quốc. Nếu kinh tế Trung Quốc tiếp tục suy yếu, xuất khẩu hàng hóa sang nước này sẽ khó khăn và ảnh hưởng xấu đến nhiều nền kinh tế trong khu vực.​
Năm 2016 sẽ là một năm tốt cho các TTCK mới nổi, trong khi chứng khoán Mỹ có thể phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh giảm.

Dự kiến Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Malaysia sẽ bị ảnh hưởng xấu nhất, nhưng những nền kinh tế có nhập khẩu nhiều hàng từ Trung Quốc hoặc gián tiếp liên hệ với Trung Quốc trong chuỗi cung ứng cho Mỹ và châu Âu cũng có thể bị tác động xấu. Việt Nam có thể là một trong số đó. Bên cạnh đó, sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc khiến giá hàng nguyên liệu xuất khẩu ở mức thấp (trong đó có dầu thô). Điều này tác động xấu đến một số ngành xuất khẩu của Việt Nam.​
Nhìn ở khía cạnh lạc quan, sự suy yếu của kinh tế châu Âu có tác động không nhỏ đến khu vực đang phát triển ở châu Á trong năm qua. Tuy nhiên, theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và một số ngân hàng đầu tư lớn, tăng trưởng kinh tế của châu Âu sẽ cải thiện trong năm 2016. Do đó, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc có thể không quá ảm đạm. Mặt khác, kinh tế Mỹ dự kiến tăng trưởng chậm lại trong năm 2016, nên nhiều khả năng Fed sẽ không tăng quá mạnh lãi suất.​
Nhìn tổng quan, tuy rủi ro đối với tăng trưởng của Việt Nam từ phía Mỹ và Trung Quốc là đáng ngại, nhưng ở thời điểm hiện tại, giới đầu tư quốc tế đánh giá, xác suất những cú sốc lớn có thể xảy ra trong chính sách và tăng trưởng của hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc là không lớn.​
Một số nhà quản lý quỹ đầu tư quốc tế vẫn lạc quan rằng, năm 2016 sẽ là một năm tốt cho các TTCK mới nổi, trong khi chứng khoán Mỹ có thể phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh giảm.​
Rủi ro về nợ nước ngoài của nhóm các nước mới nổi ở châu Á có gây lo ngại cho một số NĐT bi quan, tuy nhiên đó có thể là câu chuyện của những năm sau nữa, chứ không phải là năm 2016.​

Quy trình làm giá của đội lái cho những ai chưa biết

     
Với tình hình TTCK đi ngang như hiện nay, một cách kiếm lời được khá nhiều nhà đầu tư lựa chọn là chơi “cổ phiếu nóng”.Vì sao? Đơn giản vì lợi nhuận đạt được có thể lên đến 20-30% trong một tuần.Thậm chí khi mới bắt đầu trào lưu này NDT có thể x2 TK chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.Nhưng so với trước kia dễ nhận biết và có khả năng mang lại lợi lớn cho nhiều NDT nhỏ lẻ thì bây giờ rủi ro đã lớn hơn nhiều vì các thủ thuật làm giá đã biến đổi thiên hình vạn trạng, chỉ có nhưng ai nắm được tin tức từ đội lái mới có thể chủ động còn những ai nghe theo thì rủi ro về T+ là rất cao.



Khi phân tích đầu tư, các chuyên gia thường nhìn vào nền tảng hoạt động của công ty, từ đó kỳ vọng dòng tiền sẽ được tạo ra trong tương lai. Thế nhưng, những điều này thường ít thấy giới phân tích và NĐT trên TTCK Việt Nam đề cập, chủ yếu là nói đến dòng tiền vào thị trường nhiều hay ít. Nếu dòng tiền vào nhiều, giá CP gia tăng và ngược lại. Nói cách khác, giới phân tích chỉ quan tâm đến sức mạnh của dòng tiền chứ không quan tâm đến nền tảng của quá trình đầu tư. Theo cách này, giá bất kỳ tài sản nào đều có thể tăng hoặc giảm dựa trên dòng tiền đầu cơ, mà không dựa trên khả năng tạo ra tiền của các tài sản doanh nghiệp đầu tư.

Trong thị trường chứng khoán, các biện pháp thao tác khống chế cổ phiếu rất lắm trò nhiều kiểu, do các tổ chức tính chất khác nhau, nên các thủ đoạn thao tác cũng khác nhau, do cá tính của người thao tác (người lập kế hoặc thao tác) khác nhau, cũng tạo ra biện pháp khống chế khác nhau, đồng thời do chỉ số thay đổi bởi chính sách của nhà nước, bắt buộc phải thay đổi biện pháp thao tác trong báo cáo kế hoạch. cho nên, có thể nói là để hiểu hết được các chiêu thức làm gì thì là một việc vô cùng khó, ở đây mình xin tổng hợp và giới thiệu những chiêu thức làm giá phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam, các bước như sau:

1. Bước 1: Chọn cổ phiếu.
Cổ phiếu phải đạt một số các yêu cầu sau:
Giá thị trường ở mức thấp <2x
Có thông tin tốt hỗ trợ (kết quả kinh doanh, hợp tác đầu tư, doanh thu bất thường của cty….)
Khối lượng GD hàng ngày không quá cao:tầm 200k/ngày trở xuống
CP có số lượng niêm ít không quá nhiều, ít chia tách

2. Bước 2: Gom hàng.
Thỏa thuận với HĐQT, cá mập (đại gia hoặc CTCK nào đang nắm giữ cổ phiếu này nhiều) và các NĐT vip với các yêu cầu sau:
HĐQT: Đưa ra thông tin khi nào đội lái yêu cầu.Không được xả cp nếu chưa đến mức được cho phép.Chuyển nhượng cho đội lái một lượng cp để đội lái có vũ khí trong tay chủ động dìm giá gom hàng.
Cá mập: Thỏa thuận giá bán có lợi để không xả hàng vào thời điểm đội lái đẩy giá lên.
NĐT vip: cùng với đội đánh phối hợp để tham gia đẩy giá cp


3. Bước 3: Đè giá cổ phiếu.
Với lượng cổ phiếu nắm trong tay đội lại chỉ cho cp đi ngang lình xình trong khu vực nhất định.Theo kinh nghiệm bản thân mình là thao túng 4-6 mức giá kế cận nhau.Hai mức giá trên thì để bán với khối lượng lớn.Hai mức giá dưới thì được mua với khối lượng vừa phải.Nhưng tinh ý là cứ khi nào lượng mua đã được bán hết thì nhanh chóng có một lượng mua khác được đặt thế vào.Người bán muốn bán thì bán giá thấp và người mua muốn mua phải đặt giá cao nếu đặt lệnh sau và muốn mua được cp.Cổ phiếu cứ như vậy lình xình một thời gian khá dài đến khi đội lái tạm gom đủ hàng sẽ bắt đầu bước 4.

4. Buớc 4: Đẩy giá.
Biểu hiện của việc đẩy giá có thể nhận biết qua diễn biến giá được đẩy tăng cao với khối lượng mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch để tạo mức cầu lớn, dư mua ở mức giá trần và lệnh ATO hoặc ATC tăng đột biến so với khối lượng khớp thông thường. Bên bán nhìn thấy khối lượng dư mua quá lớn thì dù có muốn bán cũng có ý nghĩ chờ đợi thêm vài phiên nữa để bán được giá cao hơn. Vì vậy khối lượng giao dịch thành công trong các phiên đẩy giá rất thấp. Giá có thể được đẩy lên liên tục vài ngày hoặc cá biệt đến vài tuần. Trong quá trình lên đến đỉnh cao có một vài phiên giao dịch mạnh nhưng giá vẫn tăng gần trần hoặc trần. Cũng có trường hợp đẩy giá khéo léo (khó nhận biết hơn) theo xu hướng chung của thị trường, kết hợp giữa bán và mua. Trường hợp này thường xảy ra với các cổ phiếu có nền tảng, có các chỉ số cơ bản tốt, thương hiệu mạnh, có tính thanh khoản cao, khối lượng giao dịch bình quân mỗi ngày tương đối lớn.
Các nhà đầu tư lớn với các lợi thế về vốn, kinh nghiệm đầu tư, kiến thức tài chính, khả năng nhận định xu hướng thị trường và tâm lý đám đông tốt… có thể tiến hành đẩy giá theo hình thức này. Họ tiến hành bán ra mạnh ở mức giá cao gần trần trong tài khoản A. Các nhà đầu tư nhỏ nhận thấy lượng đặt bán ở giá cao nhiều quá nên nghĩ rằng giá khó tăng cao hơn nên họ bán ra ở các mức giá thấp hơn. Khi khối lượng bán tăng cao và ở các mức giá thấp thì nhà đầu tư lớn tiến hành mua lại ở tài khoản B, khối lượng bán suy giảm thì các nhà đầu tư nhỏ khác lại tranh mua giá cao hơn và nhà đầu tư lớn không tốn nhiều sức lực để đưa giá lên cao trở lại. Với biến động 5% ở sàn HoSE và 7% ở sàn HNX thì biện pháp bán mua “xoay vòng đảo hàng” này rất hiệu quả vì vừa có lợi nhuận ngay trong ngày vừa đạt mục tiêu đẩy giá lên cao.
Đặc điểm của cách thức đẩy giá này là khối lượng giao dịch vẫn tốt trong các phiên giao dịch, giá vẫn tăng mặc dù có thể không tăng trần liên tiếp. Giá biến động trong các phiên giao dịch chứ không dư mua áp đảo.


5. Bước 5: Xả hàng (đổ bô lên đầu)
Sau quá trình đẩy giá, các nhà đầu tư lớn sẽ hoạch định việc xả hàng ở các mức giá cao. Họ đặt mua ào ạt cổ phiếu ở giá trần nhằm tạo tâm lý hưng phấn cho các nhà đầu tư khác. Trên bảng điện tử xuất hiện một lượng lớn cổ phiếu được đặt mua giá trần, các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tiếp tục tăng mạnh nên cũng đặt mua ào ào theo ở giá trần. Khi thấy lượng đặt mua đủ lớn, nhà đầu tư lớn sẽ dùng tài khoản B bán dần cổ phiếu ra, với số lượng bán lớn hơn số lượng đặt mua. Cách thức đẳng cấp cao hơn là nhà đầu tư lớn đầu giờ đặt mua giá trần và ATO với khối lượng lớn, các nhà đầu tư khác cũng tranh giành đặt lệnh mua giá trần để chờ khớp, vì lượng mua quá lớn nên phiên đầu tiên khối lượng khớp thường không đáng kể.
Trong phiên khớp lệnh liên tục nhà đầu tư lớn thực hiện huỷ lệnh mua giá trần đang ở thứ tự chờ khớp ưu tiên nhưng cũng đồng thời đặt lại ngay một lượng mua tương tự ở mức giá trần trong tài khoản khác, việc huỷ và đặt lệnh mua lại diễn ra rất nhanh trong tích tắc nên trên bảng điện tổng số lượng mua hầu như không đổi nhưng các nhà đầu tư khác đang ở thứ tự ưu tiên khớp đầu tiên. Lúc này nhà đầu tư lớn sẽ tiến hành bán số cổ phiếu phù hợp với lượng mua của các nhà đầu tư khác rồi tạm ngưng bán. Thấy số lượng mua giá trần vẫn còn nhiều (nhưng thực chất là lượng mua của chính nhà đầu tư lớn), các nhà đầu tư khác “yên tâm” đặt mua giá trần, quá trình cứ thế tiếp diễn.
Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt do biến động của thị trường, nhà đầu tư lớn có thể chấp nhận bán dần ở giá thấp hoặc giá sàn để “xả hàng” mà không mua lại vì họ đã có được lợi nhuận cực lớn trong quá trình đưa giá từ các mức thấp lên đỉnh cao. Khi nhà đầu tư lớn không tiến hành mua lại nữa thì giá cổ phiếu sẽ đứng hoặc đi xuống, các nhà đầu tư mua ở vùng giá đỉnh cao sẽ thiệt hại rất nặng.




Thứ Ba, tháng 1 26, 2016

Tương lai kinh tế Việt Nam sau Đại hội Đảng

     


Tương lai kinh tế Việt Nam sau Đại hội Đảng

Theo trang mạng Bloomberg ngày 20/1, nhiều thách thức đang chờ các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam, trong đó có việc cải cách các doanh nghiệp quốc doanh, thực thi các hiệp định thương mại mới và giải quyết những vấn đề tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc. Những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo mới sau Đại hội Đảng XII nhiều khả năng sẽ tác động tới một số khía cạnh quan trọng trong xã hội Việt Nam.

Hạn chế vai trò của nhà nước trong kinh doanh

Ban lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ được lợi từ một nền kinh tế được cải thiện, với tỷ lệ tăng trưởng ước tính đạt 6,7% trong năm 2016 theo khảo sát của Bloomberg. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đã tăng 8,1% so với năm 2014, trong đó 71% là từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, các nhà kinh tế và giới đầu tư nước ngoài đang hối thúc Chính phủ Việt Nam theo đuổi những cải cách mạnh mẽ hơn đối với các doanh nghiệp quốc doanh lâu nay được nhà nước bảo hộ, hiện chi phối nhiều ngành như ngân hàng, thông tin liên lạc và khai khoáng, trong bối cảnh hệ thống ngân hàng lao đao vì nợ xấu. Dự thảo kế hoạch 5 năm mới nhất thừa nhận tầm quan trọng của khu vực tư nhân, kêu gọi đẩy nhanh hơn nữa việc tư nhân hóa các doanh nghiệp quốc doanh và xử lý tham nhũng. Các nhà lãnh đạo Việt Nam sẽ phải triển khai một kế hoạch cụ thể để đáp ứng các yêu cầu của những hiệp định thương mại đã ký với Liên minh châu Âu (EU), Hàn Quốc và nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 11 quốc gia khác.

Hướng tới đạt được các mục tiêu

Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2016 – 2020) chỉ rõ chính phủ phải có các biện pháp để tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người, hiện đang được Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính khoảng 2.170 USD lên 3200 – 3500 USD vào năm 2020, với mục tiêu tăng trưởng 7%/năm. IMF cho rằng nếu đạt được các mục tiêu này, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Lạm phát sẽ được giữ ở mức dưới 5% và thâm hụt ngân sách duy trì ở mức 4% GDP. Tuy nhiên, Trinh Nguyễn, nhà kinh tế cấp cao phụ trách khu vực châu Á của Natixis SA, có trụ sở tại Hong Kong, cho rằng Việt Nam khó có thể đạt được mục tiêu dài hạn là trở thành một nền kinh tế công nghiệp hóa nếu không tiếp tục đẩy mạnh cải cách. Bà nói: “Việt Nam có thể sẽ mắc bẫy thu nhập trung bình nếu không cải cách hệ thống kinh tế”.


Đảm bảo ổn định cho giới đầu tư

Tiến trình chuyển giao quyền lực tại Đại hội XII, mặc dù khá căng thẳng và kịch tính, nhưng được dự đoán diễn ra một cách suôn sẻ và hòa bình. Sự ổn định chính trị là nhân tố quan trọng giúp thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong năm 2015 đã tăng 17,4% so với năm 2014, lên mức kỷ lục là 14,5 tỷ UDS.

Raymond Burghardt, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2004 cho rằng sự thay đổi trong bộ máy lãnh đạo Việt Nam khó có thể ảnh hưởng tới chiến lược của các nhà đầu tư nước ngoài tại đây.

Chính phủ Việt Nam khá nhạy cảm với các chỉ trích ở trong nước, mặc dù Giáo sư Zachary Abuza thuộc National War College ở Washington cho rằng việc trấn áp bất đồng chính kiến hiện có vẻ ít hơn so với các giai đoạn chuyển giao trước đây. Trong tháng 1/2016, chính phủ Việt nam đã cảnh báo về việc đăng tải những bức ảnh châm biếm lãnh đạo trên mạng Internet.

Quan hệ với Trung Quốc

Với đường bờ biển dài khoảng 3400 km dọc theo khu vực có tuyến đường hàng hải trọng yếu, Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng chiến lược với Trung Quốc, nhất là khi nền kinh tế lớn thứ hai đang cạnh tranh giành ảnh hưởng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương với Mỹ. Những quan hệ trong lịch sử và tương đồng về hệ tư tưởng của Việt Nam với Trung Quốc đã khiến hai nước trở thành những đồng minh tự nhiên, tuy nhiên căng thẳng liên quan đ61n tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông (kể cả chiến tranh biên giới 1979) đã vô hình chung đẩy Việt Nam xích lại gần hơn với Mỹ và Nhật Bản về mặt ngoại giao và kinh tế.

Căng thẳng hiện càng leo thang khi Trung Quốc cho hạ cánh thử nghiệm trên đường băng ở một trong những hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa, khiến dư luận Việt Nam phản đối mạnh mẽ.

Kinh tế Việt Nam có thể khởi sắc nhờ TPP

Đài RFI dẫn nhận định của Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam thuộc Học viện Quốc phòng Australia, cho rằng sau Đại hội Đảng XII, các nhà lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ với Mỹ và các đối tác khác trong khuôn khổ TPP để giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế và thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc.

Theo ông Thayer, TPP có vai trò sống còn đối với sự thành công kinh tế của Việt Nam. Nếu Thượng viện Mỹ thông qua TPP, Việt Nam có thể sẽ chấp nhận sự trợ giúp của Mỹ trong việc thực hiện hiệp định. Hai nền kinh tế Mỹ và Việt Nam sẽ gắn kết với nhau hơn và các nhà đầu tư, doanh nhân Mỹ sẽ có thị phần lớn hơn ở Việt Nam trong tương lai.

Báo Japan News (Nhật Bản) số ra ngày 19/1 đăng ý kiến của chuyên gia về Việt Nam thuộc City University of Hong Kong, ông Jonathan London cho rằng việc Việt Nam tham gia TPP phản ánh sự nhất trí mới trong ban lãnh đạo đất nước về định hướng chính sách đối ngoại. Việt Nam đang muốn xích lại gần Mỹ và Nhật Bản, nhưng không muốn đối đầu với đối tác thương mại lớn nhất hiện nay của họ là Trung Quốc.

Ông London nói: “Hà Nội công nhận TPP vì đây là cơ hội duy nhất để cải thiện nền tảng đất nước, cả về mặt kinh tế và chiến lược”. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam được dự đoán sẽ có mức tăng trưởng kinh tế cao nhất trong số các nước thành viên TPP, vào khoảng 10% đến năm 2030. Năm 2015, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,68%, mức cao nhất trong vòng 5 năm qua, một phần nhờ vào đầu tư nước ngoài tăng kỷ lục. Tuy nhiên, để thuhút đầu tư chất lượng cao liên quan đến TPP, Việt Nam – quốc gia có mức GDP bình quân đầu người và chỉ số cạnh tranh thấp nhất – cần phải tiến hành cải cách trên diện rộng.

Chứng khoán Việt Nam chờ kết quả Đại hội Đảng XII

Theo BBC, việc thị trường chứng khoán Việt Nam đầu năm 2016 bị giảm điểm, trái với xu hướng tăng điểm đầu năm trong suốt 5 năm gần đây, cho thấy những ảnh hưởng mang tính tiêu cực trong và ngoài nước đang tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Sự sụt giảm vừa qua được cho là hệ quả của sự chờ đợi kết quả của Đại hội Đảng XII, cộng với tác động tiêu cực từ việc Trung Quốc phá giá đồng NDT và giá dầu thế giới sụt giảm.

Một số chuyên gia cho rằng giới đầu tư đang chờ đợi kết quả của Đại hội Đảng, bởi vì điều đó ảnh hưởng nhiều đến các chiến lược đầu tư dài hạn ở Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam thời gian qua là một ngôi sao sáng ở Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á nói chung. Điều đó khẳng định định hướng của nền kinh tế Việt Nam thời gian qua là đúng đắn và đi đúng hướng. Với Đại hội Đảng lần thứ XII đang diễn ra, người dân và nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, đang chờ đợi, quan tâm đến những quyết sách của dàn lãnh đạo mới xem liệu có tác động tích cực mang tính dài hạn đến nền kinh tế đất nước hay không.

Ngoài tâm lý chờ đợi kết quả Đại hội Đảng, việc phá giá đồng NDT ở Trung Quốc cũng khiến nhà đầu tư lo ngại, dẫn đến việc bán ra cổ phiếu. Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang rơi vào một chu kỳ khủng hoảng được cảnh báo và dự đoán trước. Tín hiệu từ việc dòng tiền rút khỏi thị trường rất mạnh cùng với việc giá hàng hóa sụt giảm, nhất là giá dầu thô, đã ảnh hưởng tới GDP của nhiều quốc gia và tác động trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng hợp từ Bloomberg, Japan News, BBC

Thứ Hai, tháng 1 25, 2016

Tiền bạc và...sự đam mê

     
Có 1 ông già sống cô đơn một mình, ngay bên cạnh nhà ông là một khoảng sân rất rộng. Lũ trẻ trong vùng rất hay tụ tập đá bóng ở khoảng sân này. Cứ chiều chiều là chúng hò hét, hô hào đá bóng, và rất nhiều lần sút bóng vào tường, vào cửa sổ nhà của ông.

Người già cần sự ưa yên tĩnh tất nhiên không thích điều đó, ông thậm chí còn phải bỏ tiền ra sửa cửa sổ nữa cơ đấy. Rất nhiều lần ông ra quát tháo, cầm gậy ra xua đuổi, lũ trẻ chạy biến mất và … hôm sau chúng lại quay lại. Cuối cùng ông già nghĩ ra 1 phương pháp.

Gift-money.jpg ​

Ngày hôm ấy, lũ trẻ lại đá bóng, nhưng thay vì mọi lần vừa đá vừa phải canh chừng xem ông già có đuổi mình không, lũ trẻ rất ngạc nhiên vì ông già ra xem chúng nó đá, còn hô hào cổ vũ nữa. Khi một đứa ghi bàn, ông gọi cả lũ vào và nói rằng: “Các cháu đá hay lắm, ông sẽ thưởng cho mỗi bàn thắng 10 đồng, các cháu nhớ ghi thật nhiều bàn thắng nhé”.

Không có gì có thể diễn tả được niềm vui của lũ trẻ lúc đó, bình thường đá bóng thì bị đuổi, bây giờ được đá thỏa thích, thậm chí còn được tiền nữa. Lũ trẻ đá rất hăng, ghi bàn rất nhiều. Ông già giữ lời hứa, cứ mỗi bàn thắng lũ trẻ nhận được 10 đồng.

Ngày hôm sau, lũ trẻ lại đến đá bóng, và trước khi đá, ông già gọi lũ trẻ ra và nói: “Các cháu đá hay quá, xuất sắc quá, nhưng mà ông không còn nhiều tiền, nên hôm nay ông chỉ cho các cháu 7 đồng mỗi bàn thắng thôi”. Lũ trẻ chưng hửng vì được cho ít tiền hơn, nhưng mà không sao, vẫn được 7 đồng mà. Chúng nó lại hò hét, lại đá, lại ghi bàn và lại nhận tiền.

Thêm một ngày trôi qua, lũ trẻ lại đến, trong lòng đã có suy nghĩ, không biết hôm nay ông ấy cho mình bao nhiêu tiền. Ông già vẫn tươi cười và nói: “Hôm nay ông chưa lĩnh lương hưu, nên ông chỉ có thể cho các cháu 5 đồng thôi” . Lũ trẻ vẫn đá, nhưng không khí trở nên nặng nề hơn.

Lại thêm một ngày, lũ trẻ tiếp tục đến đá bóng, ông già nói: “Hôm nay cháu nào ghi bàn sẽ được 2 đồng, nhưng hãy đá thật hay nhé”. Lũ trẻ thấy khó chịu, tại sao chỉ được 2 đồng mà mình phải cố gắng, phải ghi bàn làm gì. Vài đứa đá hay trong đội đã bỏ về, nghĩ rằng mình đang bị ông già bóc lột sức lao động.

Ngày hôm sau, lũ trẻ đến với tâm trạng uể oải, ông già tươi cười nói: “Các cháu ơi, hôm nay ông hết tiền rồi, nhưng các cháu cứ đá cho vui”. Lũ trẻ tức tối bỏ về, trả lại cho ông già một khoảng sân yên lặng…

Những đứa trẻ lúc đầu đá bóng vì đam mê, vì đây là một trò chơi mang lại niềm vui, nhưng sau đó, chúng đá vì Tiền. Và dần dần bị lệ thuộc vào nó.

Còn chúng ta? Có một lúc nào đó bạn tự hỏi mình đang làm gì với cuộc sống của chính mình ? Những đam mê, ước mơ cháy bỏng khi còn là một người trẻ đầy nhiệt huyết và căng tràn sức sống nay ở đâu? Có bao giờ chúng ta đã lãng quên những đam mê, niềm vui của chính mình, chỉ vì tiền và những thứ vật chất đầy cám dỗ của cuộc đời? Chúng ta cùng suy ngẫm nhé…

2016: Một năm kỳ lạ

     

 ​Bỏ lại sau lưng tháng cuối năm 2015 buồn tẻ , thị trường chứng khoán chào đón 2016 bằng những phiên giảm điểm rực lửa , dẫu biết lên xuống là chuyện thường tình của chợ chứng nhưng suy nghĩ thì thấy có quá nhiều điều thú vị để nói về 2016 . Một năm mà mở đầu năm người ta chúc nhau đừng mất tiền với đầy rẫy các dẫn chứng rủi ro khác với những năm lạc quan đầy cơ hội ... nhưng vẫn mất tiền . Một năm mà các vùng đáy luôn duy trì thanh khoản ngất ngưởng , còn bình thường thì vài năm trước nằm mơ cũng không thấy . Câu chuyện của mọi người xa vời hơn , trầm tư hơn , kín tiếng nhỏ nhẹ hơn , dĩ nhiên , một điều lạ là ko còn cảnh ghen tức nhau % hơn thua như mọi năm kiểu tôi vẫn giỏi xuất sắc . Giá cổ phiếu bèo bọt , tuy chưa đến mức rẻ mạt như bó rau thời xưa nhưng thua xa một ly trà sữa tuổi teen , ấy thế mà ít người khen rẻ , rõ lạ . Cổ phiếu tiềm năng thì ít mà cổ phiếu tiềm ẩn thì nhiều . Mọi năm thì 700 là dĩ nhiên thì năm nay dường như 600 là trong mơ . Các chuyên gia lạc quan nhất cũng không còn thấy xuất hiện cổ vũ chứng sỹ thi đua nữa. Một năm bản lề nữa của thị trường chứng khoán , với mục tiêu nâng hạng quốc gia nhưng theo sau đó là sự ngao ngán của nhiều doanh nghiệp bắt đầu già cỗi chậm thay đổi HPG , KDC , REE ... hoặc một số thì lột xác đến mức cảm giác như đang ngưỡng mất xác FLC , FIT, HAG... Một năm mà đầu năm hầu như ai cũng đoán trúng giỏi như nhau nhưng chả mấy ai kiếm được tiền , nhà đầu tư hờ hững với những nhịp hồi của thị trường , có thể bắt đáy chưa chắc đã lãi và mua đỉnh chưa chắc đã lỗ . Còn nhiều nhiều cái kỳ lạ nữa . Nhưng ... giữa một đống phân bò thì lấy đâu mùi thơm , giữa cánh đồng hoa thì sinh ra đâu mùi thối . Tự nhủ qua cơn bĩ cực đến hồi thoái lui à nhầm thái lai , anh em chứng sỹ cố lên , không thành công thì thành công công .


Bẫy giá trị

     
Tôi có một khoản tiền tiết kiệm, tôi quyết định mua một chiếc bốn bánh để đi lại cho tiện, đỡ mưa, đỡ nắng. Tuy nhiên, khoản tiền tiết kiệm chưa đủ mua 01 chiếc xe mới, máu quá rồi nên tôi chọn mua 01 chiếc ô tô đã qua sử dụng. Chiếc xe trông vẫn còn bắt mắt và có vẻ vẫn còn hoạt động tốt.
Sau thời gian chạy loanh quanh trong thành phố thấy ổn, tôi có chuyến chạy đường dài đầu tiên về quê. Trên đường đi, hệ thống điện của xe có vẻ không được ổn cho lắm. Từ đây nhiều vấn đề bắt đầu phát sinh.
Sau khi sửa chữa, khắc phục xong hệ thống điện. Tôi đã có một lý do tuyệt vời để giải thích sự cố, chỉ đơn giản là bình ắc quy đã quá cũ. Tuy nhiên, thời gian sau đó, danh sách các lỗi cần sửa chữa dần gia tăng. Tôi không thể tin việc mua chiếc ô tô của mình lại là một lựa chọn tồi. Tôi đã tốn nhiều tiền để sửa chữa chiếc xe mà nếu cộng lại đã gần bằng với tiền mua một chiếc mới.
Một số khoản đầu tư có thể giống như chiếc xe tôi đã mua. Trông bề ngoài có thể thấy rất ổn và giá rẻ nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề phải giải quyết. Sau một thời gian các vấn đề bắt đầu phát sinh. Một chút trục trặc hệ thống điện, một vấn đề với hệ thống điều hòa... nhiều vấn đề nhỏ hợp lại thành thảm họa. Các doanh nghiệp có quá nhiều vấn đề như chiếc xe là những cái bẫy giá trị. Chúng có giá rẻ, tuy nhiên có quá nhiều vấn đề cần giải quyết với chi phí tốn kém.

Trong thư cổ đông năm 2004, Buffet đã nêu một ví dụ mà tôi nghĩ có thể minh họa cho trường hợp bẫy giá trị: "Năm ngoái MidAmerican đã có một khoản đầu tư vào một dự án phục hồi kẽm đã được khởi xướng từ năm 1998 và đi vào hoạt động năm 2002. Số lượng lớn kẽm hiện diện trong nước muối khoáng được sản xuất bởi các hoạt động địa nhiệt của chúng tôi và chúng tôi tin rằng chúng tôi có lợi nhuận trong trích xuất các kim loại. Trong nhiều tháng, xuất hiện dấu hiệu tốt nhưng trong khai thác mỏ cũng như trong thăm dò dầu khí, triển vọng có cách để trêu trọc con người và mỗi lần một vấn đề được giải quyết lại xuất hiện một vấn đề khác. Vào tháng 9 chúng tôi thanh lý khoản đầu tư này".

P/S: Berkshire sở hữu gần 90% MidAmerican. Năm 2014, MidAmerican đổi tên là Berkshire Hathaway Energy, chuyên đầu tư vào lĩnh vực năng lượng.

Thị trường sẵn sàng cho một cú hồi nhưng vẫn nằm trong Downtrend

     
 Hơn chục năm qua, đây là năm đầu tiên mở cửa thị trường tồi tệ đến như vậy, từ khóa xuất hiện nhiều nhất là "Crazy Selloff" (Bán tháo điên cuồng) .Công ty chứng khoán, Quỹ, còn chưa kịp chốt NAV để chia thưởng cho nhân viên thì lập tức đã tính trích lập cho Quý 1. Câu cửa miệng "hiệu ứng tháng 1" không một anh em nào còn dám nói. Đúng là một năm không lành.1) Thị trường mới nổi thành Gấu, thị trường toàn cầu "gần" GấuBear Market ( thị trường Gấu, tức confirm một xu hướng downtrend) được xem là chính thức nếu mức giảm điểm 20%. Theo tiêu chí này, Nhóm thị trường mới nổi chính thức Confirm012116-The-Closer-Sample.jpg Còn thị trường toàn Cầu sắp vào thị trường Gấu với mức giảm 17.6% 012116-MSCI-World-Chart-1.png
 Tuy nhiên nhìn xu thế trên đồ thị từ 1972 tới nay, xác suất cao là cả thế giới sẽ rơi vào thị trường Gấu ngay trong Q1-2016. Nếu điều đó xẩy ra, theo thống kê thời gian Thị trường Bull/Bear thì chúng ta phải sống với thời gian trung bình khoảng 228 ngày đau khổ.​BULLBEARMSCI-World-Table.png ​2) Hồi phục trong vòng 2 tuầnTuy nhiên thị trường thế giới cũng như Việt Nam đang setup cho một cú hồi khoảng 2 tuần. Trong downtrend vẫn có những cú hồi này:​S&P500.png Số lượng cổ phiếu bị vùng quá bán đỉnh điểm tăng cao nhất 1 năm qua.Fear & Gread.png Thị trường rơi vào tình cảnh Sợ hãi.​Và cuối cùng là tất cả đồ thị intraday các thị trường chính đang cho dấu hiệu hồi phục kỹ thuật​globalrebound.png Và VNINDEX cũng gợi ý một đợt hồi kỹ thuật tương tựVnindex.png Nhưng VNINDEX chỉ hồi phục kỹ thuật, khó tăng mạnh khi dư nợ margin vẫn ở vùng caomargindebt.png ​3) Sống với thị trường Giảm điểmVNINDEX chưa confirm một thị trường con gấu, tuy nhiên chúng ta đều thấy trong thị trường giảm điểm, xác suất thua lỗ rất cao nên việc bắt đáy với các sự kiện giảm điểm xen kẽ. Đây là thị trường dành cho những người kiên nhẫn và lười biếng để khi máu chảy trên đường và Gap lớn ( khoảng cách giá rơi rất lớn so với trước, đủ hấp dẫn để xuống tiền). Có lẽ đây là giai đoạn sẽ rất nhiều tổ chức phát biểu mình đang theo đuổi khái niệm đầu tư giá trị chăng?

Thứ Ba, tháng 1 19, 2016

Dữ trữ ngoại hối Trung Quốc sẽ cạn vào 2018?

     
Các từ khóa CSI300, CNH, CNY, PMI, kinh tế trung quốc sẽ là những từ khóa mà nhiều nhà đầu tư Việt Nam cũng như trên toàn cầu quan tâm.

Các số liệu báo cáo kinh tế suy yếu sẽ là nổi ám ảnh của các trader trên toàn cầu. Dự trữ ngoại hối Trung Quốc sẽ là câu chuyên quan tâm của giới tài chính.

Dự trữ ngoại hối TQ khi nào sẽ cạn:

Số liệu do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) công bố ngày 7/1/2016 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này giảm 108 tỷ USD trong tháng 12, còn 3.330 tỷ USD.

Không chỉ đối mặt với nền kinh tế giảm tốc mạnh và thị trường chứng khoán tụt dốc, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc còn phải trầy trật ứng phó với sự mất giá của đồng Nhân dân tệ. Trong bối cảnh như vậy, Bắc Kinh phải rút dần dự trữ ngoại hối để giảm sự biến động tỷ giá đồng nội tệ.

Khi các dòng vốn chảy đi, rất khó để PBoC ngăn sự sụt giảm của dự trữ ngoại hối. PBoC không muốn đồng Nhân dân tệ mất giá quá nhanh. Đó là lý do vì sao mà mức giảm dự trữ ngoại hối lớn đến vậy”

Tính cả năm 2015, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm hơn 500 tỷ USD.

Bên cạnh đó, việc bơm thêm tiền nhằm hỗ trợ tỷ giá Nhân dân tệ sau khi điều chỉnh quy chế tiền tệ cũng khiến kho dự trữ ngoại hối nước này suy giảm mạnh. Trong khi đó, tình hình bất ổn đã khiến nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ngày càng nhiều khỏi thị trường Trung Quốc.

Số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của PBOC sẽ cạn kiệt vào năm 2018

Mặc dù ngân hàng trung ương nước này (PBOC) vẫn còn 3,3 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng khả năng sử dụng hết khoản tiền này là không lớn bởi số tiền trên bao gồm cả các khoản trái phiếu, tài sản, vốn không thể chuyển đổi sang tiền mặt ngay lập tức.

Theo nghiên cứu của chuyên gia phân tích Charlene Chu thuộc Autonomous Research, dự đoán rằng số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của PBOC sẽ cạn kiệt vào năm 2018 nếu nước này tiếp tục có những động thái giải cứu thị trường chứng khoán và Nhân dân tệ như hiện nay.

Hiện vẫn chưa có số liệu chính thức về tác động của thị trường chứng khoán và tiền tệ lên dự trữ ngoại hối Trung Quốc. Tuy nhiên, hãng Bloomberg dự đoán cứ 1% giảm giá Nhân dân tệ sẽ có 40 tỷ USD rút vốn khỏi thị trường nước này. Một cuộc khảo sát ý kiến chuyên gia do Bloomberg thực hiện cho thấy, đồng Nhân dân tệ cần giảm giá về mức 7,7 Nhân dân tệ đổi 1 USD từ mức 6,6 Nhân dân tệ/USD hiện nay để tăng trưởng GDP của Trung Quốc tăng thêm 0,7 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, sự giảm giá đồng nội tệ của Trung Quốc tới mức như vậy là một kịch bản mà không một nhà phân tích nào được Bloomberg khảo sát ý kiến kỳ vọng. Trong trường hợp đồng Nhân dân tệ giảm giá như vậy, dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc có thể lên tới 670 tỷ USD.

Trong nghiên cứu của chuyên gia Chu, PBOC có đến gần 900 tỷ USD trong số trên 3,3 nghìn tỷ dự trữ ngoại hối có tính thanh khoản rất thấp. Hầu hết những khoản dự trữ ngoại hối có tính thanh khoản thấp này được đầu tư vào khai thác tài nguyên thiên nhiên và Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Châu Á (AIIB).

[​IMG]
Dự trữ ngoại hối Trung Quốc giảm mạnh

Giáo sư Christopher Balding của Đại học Peking cho biết Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn trái phiếu chính phủ Mỹ 1254 tỉ USD, nhưng không dễ dàng chuyển số tài sản này ra tiền mặt. Nguyên nhân là động thái bán trái phiếu mạnh của chính quyền Bắc Kinh có thể kích thích tâm lý nhạy cảm trên thị trường, khiến giá trái phiếu giảm sâu, đồng thời gây khó khăn cho tính thanh khoản của loại tài sản này.

[​IMG]
2 khoanh tròn trong hình là Trung Quốc và VN đang sở hữu trái phiếu Mỹ trong cơ cấu dự trữ ngoại hối

2 khoản này ( trái phiếu +TS thanh khoản thấp) chiếm gần 2200 tỉ usd dự trữ ngoại hối của PBOC. Như vậy với kịch bản vĩ mô như 2015 & tốc độ Trung Quốc giảm dự trữ ngoại hối hơn 500 tỷ USD thì Số tiền khả dụng trong kho dự trữ ngoại hối của PBOC sẽ cạn kiệt vào năm 2018 .

Điểm nhấn thị trường 19/1/2016

     
Gần như toàn bộ các mã cổ phiếu trên 2 sàn cho tín hiệu tiêu cực,biên độ giảm của 2 chỉ số quá lớn, TT rơi vào tình trạng quá bán bởi tâm lý bi quan thái quá đã xuất hiện,  do đó khả năng thị trường sẽ sớm có nhịp hồi phục kĩ thuật. Đây có thể coi là thời điểm cân nhắc giải ngân đối với những nhà đầu tư đang có tỉ trọng tiền mặt cao bởi mức độ rủi ro đã giảm khi các mã cổ phiếu đang ở vùng giá thấp. Tuy nhiên mức độ giải ngân vẫn nên hạn chế ở mức độ thấp cho đến khi thị trường chung tìm được trạng thái cân bằng.

Những mã cổ phiếu cần theo dõi trong tuần:

Các mã CP tăng nóng:

Các mã CP không nên trading:

Thứ Hai, tháng 1 18, 2016

Review góc độ kỹ thuật các thị trường trên toàn cầu

     



Dow jones-Mỹ
dow22.png 

FTSE 100- Anh:
ftse.png 

CAC 40- Pháp:
cac40.png 
DAX- Đức:
dax.png 

Hangshen – Hồng kông:
hangshen.png 
Nekkei- Nhật:
nikkei.png 

Shanghai composite- Trung quốc:
shanghai.png 
Dòng tiền suy yếu do yếu tố bất lợi : 
• Tâm lý hoản loạn khối ngoại bán ròng bắt nguồn từ TQ và Mỹ.
• Khoản trống thông tin chờ qua kỳ Đại Hội Đảng
• Tác động dây truyền kinh tế do và quan ngại xu hướng tăng trưởng về nhóm cổ phiếu dẫn dắt 2016.
• Margin thị trường vẫn lớn và lượng vốn cấp cho margin không tương xứng với thị trường do thông tư 36.

Thị trường tuân qua đánh dấu xu hướng bất lợi của thị trường toàn cầu và VN. Dưới gốc nhìn cá nhân tôi cho rằng nhiều thị trường đã bước vào chu kỳ suy giảm lớn bắt nguồn thì sự khủng hoản kép của Trung quốc và FED tăng lãi suất:
- Trung quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa toàn cầu như dầu và kim loại… nên việc này tác động lớn thị trường toàn cầu . Và là thị trường lớn cúa các tập đoàn đa quốc gia lớn nên sẽ tác động lợi nhuận các tập đoàn lớn là tất yếu.
- Trung quốc sỡ hữu trái phiếu chính phủ Mỹ rất nhiều, việc FED tăng lãi suất có thể làm dòng vốn toàn cầu quay về Mỹ, bước đi TQ và các quốc gia OPEC sẽ bán các tài sản trái phiếu để rút tiền về bù vào cân đối ngân sách hay khoản bù dự trữ ngoại hối đang giảm.
- FED tăng lãi suất là một chu kỳ đánh dấu phục hồi kinh tế theo lộ trình gián tiếp và Đồng Dollar lên giá đẩy đồng tiền toàn cầu mất giá gây tác động cuộc chiến tiền tệ giữa các quốc gia.
- Các yếu tố bất ổn từ khủng hoản năng lượng là dầu thô đang gây áp lực vào chuổi giá trị toàn cầu và có lợi cho các nền kinh tế tiêu dùng như Nhật, Mỹ , Châu Âu làm cho kênh kinh doanh dễ hơn là đầu tư. Các quốc gia xuất khẩu hàng hóa thâm hụt ngân sách có xu hướng tăng khai thác bù khoản trống làm giá hàng hoa như dầu giảm mạnh hơn.

Thứ Sáu, tháng 1 15, 2016

Điểm nhấn thị trường ngày 15/1/2016

     
Các mã đầu cơ đồng loạt giảm mạnh sau 1 vài phiên tăng nóng, Các mã vốn hóa lớn và các mã Bluechip còn yếu, tác động từ thị trường thế giới đã tạo nên áp lực cung lớn khiến hầu hết các mã trên 2 sàn giảm điểm. Thị trường bắt đầu bước vào giai đoạn biến động mạnh hơn với biên độ giao động trong phiên lớn hơn, Tuy nhiên với với biên độ giao động lớn như vậy cũng sẽ tạo ra 1 lực cầu khá tốt tại vùng giá thấp. và nếu lực cầu này tiếp tục được duy trì ổn định thì khả năng 2 sàn sẽ có thể có phiên phục hồi kĩ thuật về lại vùng giá 560 (Vnindex) và 76.4 (Hnxindex),

Những mã cổ phiếu cần theo dõi trong tuần:

Các mã CP tăng nóng:

Các mã CP không nên trading:


Đừng đánh giá thấp yếu tố xu hướng trong giao dịch chứng khoán

     




  1. trend following 3


    Lý do tôi tồn tại trên thị trường tài chính là vì tôi đã hy sinh rất nhiều thời gian nghiên bản chất thị trường tài chính hoạt động khi đầu tư chứng khoán, trước khi học cách kiểm soát cảm xúc, cũng như, điều gì thúc đẩy việc ra quyết định. Tôi hiểu rõ rằng có hai bên trên thị trường, một bên thắng và một bên thua. Khi thị trường chuyển động theo xu hường, một người nào đó sẽ chiến thắng, và cùng lúc có ai đó đang mất tiền. Cuối cùng, chỉ đơn giản là cung và cầu và thị trường được dẫn dắt bởi hai lực lượng này.
    Tôi vẫn còn nhớ trong bước đầu của tôi trong đầu tư, tôi nhìn chằm chằm vào màn hình cả ngày và tôi đã cố gắng để chọn một bên, con bò hoặc con gấu, và đôi khi, kể từ khi giao dịch trở thành niềm đam mê của tôi, tôi đã hình dung ra tất cả mọi thứ như một trận chiến. Qua thời gian đó, tôi đã học được rằng bằng việc có một chiến lược đầu tư tốt, tôi có thể tăng cơ hội giành chiến thắng trong trận chiến khốc liệt này, giống như người Hy Lạp cổ đại. Tôi là một fan hâm mộ lớn của lịch sử Hy Lạp. Nếu chúng ta quay trở lại đến 480 trước Công nguyên, người Hy Lạp cổ đại đã thắng trận chiến quan trọng nhất (trận Marathon, Trận Salamis, Trận Thermopiles) dựa trên chiến lược độc đáo và một chiến thuật thông minh (vd The 300 Spartans). Giao dịch tài chính cũng vậy. Bạn đang chiến đấu với một số đối thủ rất thông minh, giàu kinh nghiệm và vốn rất lớn và nếu bạn không chuẩn bị tốt, bạn sẽ là người thất bại.

    Xu hướng là đồng minh của bạn… cho đến khi nó kết thúc

    Hiểu được cách thức hoạt động của thị trường tài chính và có một bộ quy tắc để giúp bạn loại bỏ cảm xúc trong đầu tư, bước tiếp theo để bạn tiến một bước xa hơn để thành công là chiến lược đầu tư  phong cách bạn sử dụng. Chỉ các nhà giao dịch lâu năm mới hiểu được sự cần thiết của một chiến lược. Hầu hết trong số họ sẽ tìm thấy một người nào đó để hỗ trợ việc mua /bán trong khi một số người khác sẽ tìm đến các chuyên viên IT để tạo ra EA. Phần lớn các nhà giao dịch nghiệp dưsẽ tìm kiếm một chiến lược không bao giờ thua, và họ không thể tìm được. Đơn giản là chúng không tồn tại. Khi họ hiểu rằng không thể tìm được một chiến lược như thế, những người sống sót còn lại sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Đây là giai đoạn của thực tại, và họ sẽ đi tìm một chiến lược giao dịch phù hợp với họ, và tập luyện với chúng. Sự thật là một hệ thống giao dịch tốt chỉ đơn giản cho phép các nhà giao dịch nâng cao tỷ lệ giao dịch thắng (7/10 chẳng hạn). Kể từ khi tôi phát hiện ra rằng không có một chiến lược kinh doanh Holy Grail, và dựa trên những câu nói nổi tiếng nhất: “Xu hướng là đồng minh của bạn… cho đến khi nó kết thúc” tôi đã phân loại bản thân mình là một nhà giao dịch theo xu hướng.


    Giao dịch theo xu hướng là một chiến lược đầu tư trong đó các nhà giao dịch cố gắng để nắm bắt lợi nhuận trong một xu hướng tăng (uptrend) hoặc xu hướng giảm (downtrend). Do đó, họ có thể thu được lợi nhuận lớn trong cả xu hướng tăng và xu hướng giảm khi họ đang đánh cược rằng xu hướng sẽ kéo dài trong một thời gian dài. Vì vậy, các nhà giao dịch theo xu hướng tham gia vị thế tăng khi một tài sản trong xu hướng tăng. Ngược lại, một vị thế bán được thực hiện khi tài sản đó được xu hướng đi xuống. Chiến lược này giả định rằng một khi xu hướng thị trường được thiết lập vững chắc, sau đó nó sẽ tiếp tục trong tương lai. Hơn nữa, những người theo xu hướng sẽ giữ nguyên vị thế ban đầu của họ cho đến khi họ tin rằng xu hướng này đã đảo chiều.
    Mặc dù có rất nhiều quy tắc xác định xu hướng, các yếu tố con người là cốt lõi. Là một người giao dịch theo xu hướng, họ chỉ đơn giản cố gắng xác định chính xác xu hướng thị trường và giao dịch theo nó. Một nhà đầu tư theo xu hướng sẽ không bao giờ mua ở giá đáy và bán ở giá đỉnh.
    Một cuốn sách đó đã có một tác động sâu sắc đến chiến lược đầu tư của tôi cũng như năng lực phân tích, đó là ‘Technical Analysis of the Financial Markets’ của John Murphy. Theo trưởng bộ phận phân tích kỹ thuật John Murphy, có 10 nguyên tắc quan trọng nhất nếu đầu tư theophân tích kỹ thuật:

    1. Xác định xu hướng
    2. Vẽ xu hướng và giao dịch theo nó
    3. Tìm các điểm High và Low
    4. Xác định biên độ điều chỉnh
    5. Vẽ đường xu hướng
    6. Theo dõi các đường trung bình
    7. Tìm điểm đảo chiều
    8. Biết những dấu hiệu cảnh báo
    9. Có xu hướng hay không có xu hướng
    10. Biết những dấu hiệu xác nhận (confirmation)

    Mechanical Trading vs Discretionary Trading

    Mechanical Trading (còn được gọi là systematic trading – giao dịch theo hệ thống) là một trong những phương pháp được sử dụng bởi nhiều nhà giao dịch theo xu hướng. Các lý thuyết về Mechanical Trading được dựa trên một tập hợp mục tiêu và tự động hóa các quy tắc. Về cơ bản, nó là một tập hợp quy tắc nghiêm ngặt mà các quyết định giao dịch được dựa hoàn toàn vào hệ thống giao dịch; đó hệ thống không có sự can thiệp của con người. Một công cụ giúp loại bỏ cảm xúc trong đầu tư kinh doanh.
    Ngược lại, Discretionary Trading là một phương pháp dựa trên quyết định của nhà giao dịch, nơi các quyết định được đưa ra dựa trên các thông tin sẵn có tại thời điểm đó. Hơn nữa, các giao dịch có thể tùy ý thay đổi cách họ nhìn nhận của họ về thị trường. Họ sẽ phải hiểu được tổng quan của thị trường dựa theo phân tích cơ bản hoặc phân tích kỹ thuật.
    Cả hai chiến lược Mechanical Trading vs Discretionary Trading đều có cùng một mục tiêu: tạo ra lợi nhuận. Tôi đã dành nửa đầu sự nghiệp đầu tư của mình theo phương pháp Discretionary Trading. Tôi đã rất khó khăn để duy trì lợi nhuận, cũng như hiệu suất hàng tháng của tôi. Một vài năm trước, tôi đã chuyển sang Mechanical Trading, và nó thực sự phù hợp với tôi. Bạn cần thử cả hai phương thức giao dịch và xem cái nào phù hợp với phong cách và nhu cầu đầu tư của bạn.
    theo Efthivoulos Grigoriou, Head of Global Research and Analysis – Jfd Broker